5 CHI TIẾT PHÂN BIỆT GỐM SỨ KHÔNG CẦN LÀM NGHỆ NHÂN CŨNG BIẾT

31/03/2019
PHẠM CẨM LINH
Đã copy link

     Gốm sứ là thuật ngữ được dùng phổ biến để chỉ các sản phẩm được tạo hình và chế tác từ đất sét. Có rất nhiều tài liệu khảo cứu chuyên môn cũng như dựa trên kinh nghiệm thực tế để chỉ rõ sự khác nhau giữa Gốm và Sứ. Trong bài viết này, Cương Duyên xin giới thiệu 2 cách thức và 5 tiêu chí để phân biệt sự Gốm và Sứ một cách đơn giản nhất:

1. Cách phân biệt dựa trên các yếu tố trực quan mà bạn thường áp dụng khi đi chọn mua đồ gốm sứ:

Thứ nhất là màu sắc: Các sản phẩm Gốm thường có màu nâu, đỏ, thô ráp hoặc nâu mịn và lì, một số loại có trang trí họa tiết màu. Còn các đồ Sứ thường đa dạng về màu sắc trang trí với lớp nền trắng bóng, điểm nổi bật nằm ở lớp men thủy tinh hóa bên ngoài sản phẩm, tạo độ bắt sáng cao hơn đồ Gốm.

Thứ hai là âm thanh: Khi dùng tay hay nếu có vật kim loại gõ nhẹ vào sản phẩm, các sản phẩm Sứ sẽ cho tiếng ngân thanh và dài hơn Gốm.

Thứ ba là độ thẩm thấu: Khi gặp nước, bề mặt các sản phẩm Gốm nhanh chóng thấm hút nước và chuyển màu sẫm; Gốm có tráng men thì thời gian thẩm thấu lâu hơn; riêng đối với đồ Sứ thì nhờ lớp men bên ngoài mà không bị thấm nước như Gốm.

2. Cách phân biệt dựa trên chuyên môn kỹ thuật:

Thứ nhất là kết cấu thành phần: Gốm làm từ tổ hợp đất chứa nhiều khoáng chất tự nhiên có màu nâu, đỏ, kết cấu hạt rỗng, xốp và có độ hút ẩm cao. Còn sứ là vật liệu đất cao lanh thường có màu trắng, tạo ra kết cấu mịn không thấm nước và khí.

Thứ hai là nhiệt độ nung đốt: Yếu tố này thường định vị đồ gốm có chất lượng không cao bằng đồ sứ, do Gốm chỉ được nung ở nhiệt độ từ 800 – 1.000 độ C. Trong khi đó, các món đồ sứ được nung ở nhiệt độ lên đến 1.300 độ C.

     Trên đây là cách phân biệt thông dụng Gốm và Sứ, Cương Duyên xin giới thiệu thêm về cách chia nhỏ các loại hình sản phẩm thuộc 2 nhóm trên. Gốm được phân nhỏ thành gốm đất nung, gốm sành nâu, gốm sành xốp và gốm sành trắng; Sứ lại được chia thành đồ bán sứ và đồ sứ. Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng chỉ rõ bản chất Sứ là loại hình phát triển nhất về kỹ thuật chế tác trong các sản phẩm Gốm, vậy có thể hiểu Sứ nằm trong Gốm và đạt đến tiêu chuẩn cao về chuyên môn. Tại Bát Tràng, cả hai loại hình này đều được chuyên môn hóa tại các cơ sở sản xuất do phải đồng bộ từ nguyên vật liệu đầu vào cho đến các công đoạn chế tác đi kèm. Thương hiệu Cương Duyên nổi tiếng với các sản phẩm Sứ cao cấp được chế tác theo phương thức truyền thống, kết hợp nhuần nhuyễn với các bí quyết men màu đặc trưng của gia đình; tạo ra chuẩn mực riêng độc đáo, với sự ra đời liên tiếp các bộ sưu tập Sứ hạng sang nhận được sự yêu thích và ủng hộ của đông đảo những người yêu Gốm sứ Việt nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung.

 

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại