Bao sái bát hương và lau dọn ban thờ ngày Tết đúng cách đem lại may mắn cả năm

25/01/2022
PHẠM CẨM LINH
Đã copy link

Hằng năm, trước khi bước sang năm mới, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ lau dọn và sửa bát hương, theo Phật giáo gọi là lễ bao sái. Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đón năm mới.

1. Ý nghĩa của việc “Bao sái” Bát Hương khi lau dọn ban thờ

Bát Hương Lựu men Lam Cương Duyên - Bát Tràng

Bát nhang là biểu tượng vô cùng thiêng liêng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh và tổ tiên. Việc bao sái thông thường sẽ được các gia đình thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, tức là khi ông Công ông Táo đã về chầu trời thì gia chủ mới được dọn dẹp ban thờ, nếu không sẽ gây kinh động đến thần linh.

2. Nguyên tắc khi lau dọn ban thờ

Ngoài việc bao sái Bát Hương được xem là bước quan trọng nhất trong việc lau dọn ban thờ thì gia chủ cần phải lưu ý đến một số quy tắc phong thuỷ quan trọng khi lau dọn ban thờ đón Tết. Mọi người hãy cùng gốm sứ Cương Duyên - thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực tâm linh lâu năm tại làng nghề Bát Tràng tìm hiểu để đem lại may mắn cho cả năm nhé!

  • Chọn ngày, giờ tốt: Tùy vào từng năm để chúng ta xem ngày và giờ để thực hiện việc lau dọn ban thờ. Nhưng có lẽ, thời điểm lau dọn ban thờ thích hợp nhất đó chính là sau lễ cúng ông Công ông Táo.

Chọn ngày, giờ tốt để dọn dẹp ban thờ 

  • Không làm đổ vỡ vật dụng trên ban thờ: Khi lau dọn những vật phẩm trên ban thờ, gia chủ nên cẩn thận một chút tránh việc đổ vỡ vì điều đó sẽ làm kinh động đến các vị thần cai quản trong gia đình.

Không làm đổ vỡ vật dụng trên ban thờ

  • Tránh xê dịch Bát Hương: Theo quan niệm dân gian, bát hương bị di chuyển tức là bị “động”. Chính vì vậy, trong quá trình lau dọn cần tránh xê dịch bát hương hoặc nhấc bát hương lên. Tốt nhất nên dùng một tay giữ cố định bát hương, tay còn lại dùng khăn lau đi những bụi bẩn bám trên thành Bát Hương.

Tránh xê dịch Bát Hương khi đang Bao Sái

  •  Tránh tỉa hết chân hương, dốc hết tro trong bát hương ra ngoài: Rút hết chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài là cách làm sai, bởi vừa làm xê dịch bát hương, vừa gây “tán tài” khi tro đổ ra ào ạt. Cách tỉa chân hương đúng là một tay giữ bát hương, một tay rút các chân hương thật nhẹ nhàng để không làm tung tóe tro. Tỉa đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9 chân nhang là được. Còn cách lấy tro hương đúng là dùng thìa xúc tro cũ ra, lau sạch bát hương rồi dùng tro mới đổ vào, mang ý nghĩa "tiền vào như nước".

Tránh tỉa hết chân hương, dốc hết tro Bát Hương ra ngoài

  • Vật dụng cần thiết khi lau dọn: Khi tiến hành lau dọn cần chuẩn bị khăn, vải mới, chổi chuyên dụng khi lau dọn. Các gia đình nên dùng nước sạch đun sôi để nguội hay nếu cẩn thận hơn có thể dùng rượu trắng cùng ít gừng dã nhuyễn hoặc nước đun từ 5 loại thảo dược (quế, hồi, gỗ vang, đinh hương, bạch đàn) để làm sạch đồ thờ cúng. Sự chỉn chu đó vô hình chung khiến gia chủ nhận được phước lành từ ân trên.

Chuẩn bị chu đáo vật dụng khi lau dọn ban thờ

Cương Duyên suốt 30 năm sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực tâm linh không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ thuật để cho ra những vật phẩm thờ ngày một đúng chuẩn mực hơn. Cương Duyên kính chúc quý khách bước sang năm mới sẽ luôn An Lạc và Hạnh Phúc!

-------------

CƯƠNG DUYÊN BÁT TRÀNG

𝑆𝑢̛́ 𝐻𝑎̣𝑛𝑔 𝑆𝑎𝑛𝑔 - 𝐿𝑎𝑚 𝐻𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑇ℎ𝑜𝑎̣𝑖

🔹 Website: www.cuongduyen.vn

🔹 Hotline: 0968 505 268

🔹 Hệ thống chi nhánh:

▪️ Lô A51 KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

▪️ Lô B1-2 KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

▪️ Showroom Nhà cây gốm sứ K28-29-30

▪️ Cửa hàng số 16 đường Chợ gốm Bát Tràng

▪️ Cửa hàng số 47C Chợ gốm Bát Tràng



 

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại