Bộ tam đa là gì và ý nghĩa ra sao?

Hình ảnh ba ông tam đa Phúc – Lộc – Thọ đã từ lâu gắn bó mật thiết với văn hóa dân gian của người Á Đông, trong đó có Việt Nam chúng ta. Ngày nay, trong nhiều gia đình, bộ tam đa mang hình ảnh ba vị tiên này vẫn được trưng bày dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau đây, chúng ta hãy cùng khám phá để hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của những hình tượng này.
Ba ông tam đa Phúc – Lộc – Thọ có nguồn gốc bắt nguồn từ những điển tích của Trung Quốc, được lưu truyền trong nhiều tác phẩm nghệ thuật của văn hóa Trung Hoa trước khi du nhập sang Việt Nam ta trong thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm trước.
Có nhiều câu chuyện về nguồn gốc của ba vị này. Tuy nhiên phổ biến và có điểm chung nhất hơn cả là sự tích kể rằng cả ba đều là những nhân vật có thật, vốn là những vị quan trong triều đình xưa kia. Một vị sống thanh liêm, không giàu sang nhưng lại rất nhiều con cháu, gia đình hạnh phúc sum vầy, nên được gọi là ông Phúc. Một vị khác thì cực kỳ giàu có, nhận nhiều bổng lộc, sống cuộc đời sung túc không thiếu thốn gì về vật chất, được gọi là ông Lộc. Vị cuối cùng cũng là một vị quan, có được may mắn sống lâu hơn trăm tuổi nên được người đời gọi là ông Thọ.
Sau khi câu chuyện về ba ông tam đa xuất hiện và lưu truyền, dần dần dân gian đưa ba ông lên thành ba vị tiên sống trên trời, và coi sự hiện thân của những ông tiên này là điềm lành mang lại may mắn cho ai có duyên gặp mặt. Trên thực tế thì phúc, lộc và thọ chính là ba điều mong muốn lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người: có gia đình êm ấm, con cháu đông đúc sum vầy bên nhau (có phúc); có của cải, tiền tài, ăn tiêu sung túc suốt đời (có lộc); và cuối cùng là sống lâu trăm tuổi để hưởng hết những phúc và lộc của cuộc đời (có thọ). Cũng chính vì lý do đó, hình ảnh ba ông tam đa Phúc - Lộc –Thọ được rất nhiều người đặt trong nhà để tượng trưng cho những mong muốn của mình, cũng như mong cầu rằng các ông sẽ nghe thấy tấm lòng thành tâm của gia chủ mà hiển linh mang lại những điều may mắn được mong cầu.
Cũng có triết lý cho rằng cũng như ba ông tam đa dù mỗi ông đại diện cho một niềm hạnh phúc lớn lao mà con người mong ước, nhưng ngay từ đầu đã phân ra thành ba là bởi vốn dĩ cuộc đời con người thông thể hoàn hảo như chúng ta luôn mong đợi. Con người dù cố gắng tới đâu thì cũng phải được chỗ này thì mất chỗ khác, đều phải hi sinh thứ gì đó để có được một thứ khác mà mình mong muốn. Dẫu biết như vậy, trong mỗi gia đình thì hình ảnh cả ba ông vẫn luôn được đặt cùng nhau, bởi xét cho cùng cả ba điều may mắn đó chúng ta vẫn đều luôn cần tới. Cho dù phải chấp nhận rằng khó lòng có cả ba đều cực thịnh nhưng người ta vẫn tin rằng sự có mặt của cả ba ông sẽ làm hài hòa và cân bằng cả ba mong ước.
Tuy là nói vậy, nhưng ở nhiều họa tiết hay bức tượng, chúng ta đôi khi thấy chỉ có mình ông Thọ. Có người lý giải rằng đó là bởi xét cho cùng thì tuổi thọ để được hưởng cuộc đời vẫn là mong muốn lớn nhất. Thế nhưng điều này không phải chính xác. Hầu hết những bức tượng hay tranh vẽ, họa tiết có hình ông Thọ đứng một mình luôn có vài đứa trẻ vây quanh cùng một con hươu - có khi đứng bên và có khi là vật cưỡi của ông. Những đứa trẻ vây quanh ông Thọ chính là con cháu tượng trưng cho Phúc, còn con hươu vốn trong tiếng Hán là “lộc” nên cũng đồng thời tượng trưng cho Lộc. Chính vì vậy, hình ảnh ông Thọ cưỡi hươu và vui cười bên các cháu nhỏ thực tế là tượng trưng cho cả Phúc – Lộc – Thọ hội tụ trên cùng một con người.
Phát triển xa hơn, người phương Đông ta không chỉ coi sự có mặt của ba ông là hiện diện của ba điều may mắn, mà các loại cây cảnh (chẳng hạn sung, lộc vừng, thiên tuế) hay các loại quả cũng có thể được coi là những bộ tam đa được nhiều người sử dụng trong những bài trì về nội thất và phong thủy.
Một trong những cách độc đáo nhất để đặt bộ tam đa trong mỗi nhà là sử dụng sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Đồ trang trí bằng gốm sứ vừa tạo màu sắc tao nhã, thanh tao cho không gian xung quanh, vừa an toàn về mặt vật liệu và có tác dụng tốt với phong thủy.
HÌnh ảnh ông Thọ trên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng của Cương Duyên.
Đĩa sứ mang họa tiết tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ
Chuông sứ, bình hút lộc vẽ tay với họa tiết Phúc - Lộc - Thọ.
Ngoài những bộ tượng sứ thì những chiếc lộc bình, mai bình, bình hoa trang trí mang hình ảnh tam đa, hay những chiếc đĩa sứa được vẽ tay tuyệt đẹp với những bộ cây, trái tam đa cũng mang lại hiệu ứng rất tốt trong bài trí nội thất và góp phần mang lại may mắn cho gia chủ.
Là thương hiệu nổi danh hàng đầu của làng gốm sứ Bát Tràng suốt ba thập kỷ qua, gốm sứ Cương Duyên là cơ sở chế tác đạt tới độ tinh xảo cực kỳ cao và thường được đối tác, khách hàng dành lời khen rằng có thể thổi được cái hồn vào tác phẩm qua từng đường vuốt tay, từng nét vẽ và cả qua chất men độc đáo của mình.
Tới với showroom và xưởng chế tác của Cương Duyên, quý khách sẽ có thể chọn cho mình một chiếc đĩa sứ thật tinh tế, một cặp lộc bình hùng vĩ hay một chiếc thạp trang trí mang hình ảnh các vị tam đa để mang lại vẻ đẹp cho không gian sinh hoạt, làm việc, cũng như mang tới may mắn, thịnh vượng cho mình.
CƠ SỞ SẢN XUẤT GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
• Xưởng chế tác: Lô A51, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
• Showroom: K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
• Cửa hàng 1: Số 136A, Xóm 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
• Cửa hàng 2: Số 47C, Chợ gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
• Điện thoại: 0914 271 092
• Email: cuongduyen.vn@gmail.com
