Các bước để tạo ra sản phẩm gốm sứ chất lượng nhất

Gốm sứ Cương Duyên từ khi ra đời đã luôn mang đến người tiêu dùng những Sản phẩm uy tín chất lượng nhất. Để được như bây giờ,Gốm sứ Cương Duyên cũng đã trải qua không ít thăng trầm,để làm nên những sản phẩm gốm sứ chất lượng nhất, những người Thợ gốm đều cần có sự tỉ mỉ; khéo léo trong từng khâu sản xuất. Chính vì như vậy, từng sản phẩm gốm chất lượng được tạo nên trong quá trình lao động sáng tạo với quy trình kỹ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.
Quy trình sản xuất gốm gồm nhiều công đoạn, tổng kết lại gồm 5 khâu chính. Bao gồm: Làm đất; tạo hình sản phẩm, trang trí hoa văn; tráng men và nung đốt. Đó là quy trình Sản xuất gốm chung của mỗi làng nghề.
Danh mục 4. Tráng men
|
1. Khâu chọn nguyên liệu :
Đầu tiên là khâu chọn nguồn nguyên liệu. Đây là khâu quan trọng để có được một sản phẩm chất lượng. Nguyên liệu để làm gốm sứ chất lượng phải là đất sét trắng, có độ dẻo cao, hạt mịn, khó tan trong nước; hồ lỏng sánh mịn để bám khuôn thạch cao. Đặc biệt men màu được pha chế theo tỷ lệ riêng theo bí quyết của gia đình. Đây chính là cơ sở để phát triển các tông độ màu sắc vô cùng đa dạng trên gốm sứ.
2. Tạo hình sản phẩm:
Có 3 phương pháp tạo hình chính là: Tạo hình thủ công bằng tay, tạo hình bằng khuôn và tạo hình bằng phương pháp in.

– Tạo hình bằng khuôn:
Với cách làm trên khuôn thạch cao: Bơm chất lỏng dạng keo hồ hòa chế từ đất theo tỷ lệ nhất định vào các khuôn thạch cao đã được tiện sẵn theo dáng sản phẩm. Chờ cho kết dính bám vào thành khuôn thì tháo hồ lỏng còn dư, sấy khô bên trong, dỡ khuôn là có được sản phẩm thô.
– Tạo hình bằng phương pháp in:
Các nghệ nhân sẽ vò đất thành khối tròn, sau đó cho vào bàn xoay, hạ cán in có được sản phẩm thô dáng tròn nông sâu tùy ý.
Sản phẩm sau khi đã lấy ra khỏi khuôn, người thợ bắt đầu tiện sửa, cắt tỉa những phần đất dư, làm sạch bề mặt, nối các bộ phận của sản phẩm vào nhau, đục lổ, trạm trỗ hoặc đắp nổi các họa tiết
Phôi sản phẩm sau khi hoàn thiện, sẽ đến công đoạn quan trọng nhất, đó chính là trang trí vẽ tay. Các nghệ nhân dùng bút lông và màu đã được pha chế cẩn thận theo công thức riêng vẽ trực tiếp lên bề mặt sản phẩm. Nghệ nhân trang trí tại Cương Duyên đa phần là các nghệ nhân có tay nghề cao, đã gắn bó lâu năm cùng gia đình; có kiến thức sâu rộng về các mảng khối, màu sắc, hòa tiết, đảm bảo sự hài hòa trong tính thẩm mỹ, mang vẻ đẹp Á Đông thuần Việt nhưng cũng đưa vào đó những nét mới lạ sáng tạo từ phương Tây.
Hoàn thiện khâu trang trí, sản phẩm sẽ được phủ lớp men được hòa chế theo tỷ lệ riêng, chính công đoạn này sẽ giúp thủy tinh hóa bề mặt sản phẩm, tạo nên lớp nền bóng, mọng sau khi nung, giữ độ bền vĩnh cửu với thời gian.
5. Nung sản phẩm gốm:
Đây là công đoạn quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Có nhiều loại lò được sử dụng. Nhưng phổ biến là lò gas.
Ở công đoạn cuối cùng, sản phẩm sẽ được nung trong lò gas với cơ chế hòa khí và nhiệt độ điều chỉnh 3 cấp theo bí quyết riêng. Sản phẩm được xếp thành từng tầng trên các tấm kê chịu nhiệt, di chuyển trên ray trượt. Ở nhiệt trên 1200 độ C, men và màu trên sản phẩm sẽ được hòa trộn với nhau tạo nên sự đa dạng về màu sắc và chất liệu. Thời gian nung thường kéo dài khoảng 16 tiếng, sau đó sản phẩm sẽ được hạ nhiệt nguội tự nhiên và đưa ra khỏi lò.
Cuối cùng sản phẩm ra lò chính là sản phẩm cuối cùng, sau khi để nguội sẽ được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng trước khi được đưa đi bày bán.
Gốm sứ Cương Duyên – Sự lựa chọn đáng tin cậy. Hiện nay, Gốm sứ Cương Duyên đang là một trong những nhà sản xuất và phân phối, cung cấp các sản phẩm gốm sứ chất lượng nhất hiện nay. Với những thiết kế đa dạng, phù hợp với từng không gian, từng yêu cầu, từng công dụng khác nhau. Chúng tôi tự hào đem đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao nhất.
GHÉ THĂM KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY:
+Xưởng chế tác: (8h00 - 22h00)
Lô A51, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
+Nhà cây Gốm sứ: (8h00 - 22h00)
K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
+Cửa hàng giới thiệu: (8h00 - 18h00)
- Số 136A Xóm 5, đường Chợ gốm Bát Tràng
- Số 47C Chợ gốm làng cổ Bát Tràng
Hotline:0914271092
Facebook: https://www.facebook.com/cuongduyen.vn
