Các bước và những lưu ý mà bạn nên biết khi bao sái ban thờ cuối năm

Các dịp cuối năm là thời điểm mà nhà nhà chú trọng vào dọn dẹp nhà cửa sao cho tươm tất nhất cũng như chuẩn bị sắm sửa những đồ dùng mới cho căn nhà. Đặc biệt trong đó có hoạt động bao sái ban thờ. Đây có lẽ là từ khóa không còn quá xa lạ đối với những hộ gia đình Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên thực hiện như thế nào cho đúng và hiệu quả thì hãy cùng Cương Duyên chúng tôi đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về các nước và những lưu ý mà bạn nên biết khi bao sái ban thờ cuối năm nhé!
Cách bao sái ban thờ cuối năm đúng và đạt tiêu chuẩn nhất hiện nay
Hoạt động bao sái ban thờ này đã trở thành phong tục tập quán của mỗi người dân Việt Nam ta. Đặc biệt là những ngày cận kề Tết, ngoài chuẩn bị đồ dùng, trang trí cho nhà ở thì hoạt động bao sái ban thờ này cũng rất quan trọng. Dưới đây là cách bao sái ban thờ đúng cách và đạt tiêu chuẩn nhất hiện nay, cụ thể như sau:
Thành khẩn xin phép trước khi bao sái ban thờ cuối năm
Trước khi bước vào thực hiện bao sái ban thờ thì chủ nhà nên tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị một đĩa hoa quả thật đầy đủ để đặt lên và thắp một nén hương nhằm thông báo cho tổ tiên cùng thần linh về việc thực hiện bao sái ban thờ này. Điều này cũng thể hiện sự kính trọng cũng như trực tiếp mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu được thực hiện điều đó. Khi thực hiện hoạt động này yêu cầu người làm phải tỉ mỉ, cẩn thận và tránh những đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm hay ảnh gia tiên ngoài ý muốn.
Xin phép cúng bái thần linh, gia tiên trước khi thực hiện bao sái bàn thờ
Những vật dụng cần chuẩn bị khi bao sái ban thờ
Để thực hiện chuẩn bị bao sái bàn thờ một cách chuẩn chính nhất, gia chủ nên sử dụng một chiếc khăn chuyên dùng để có thể lau sạch sẽ bàn thờ, hoặc có thể dùng chổi nhỏ. Nước để dọn rửa bàn thờ bao gồm các nguyên liệu như đinh hương, quế, gỗ vang, bạch đàn, hồi hoặc có thể sử dụng rượu gừng. Tuy nhiên khi thực hiện bao sái ban thờ thì các gia chủ cũng nên chú ý tránh lẫn lộn bài vị tổ tiên với các thần linh. Khi bắt đầu hạ bài vị, các đồ thờ cúng cùng bát hương thì phải để vào nơi sạch sẽ mới thực hiện dọn dẹp.
Quy tắc tiêu chuẩn khi bao sái ban thờ
Quy tắc đầu tiên khi bao sái bàn thờ đó chính là nên lau dọn từ cao đến thấp. Khi lau các bức tượng thì chỉ nên dùng khăn mềm với nước để tránh bay màu hay hư hỏng, xước. Quy tắc tiếp theo đó là khi lau bài vị hay bát hương thì gia chủ phải lấy tay để cố định và sử dụng khăn ẩm với những nguyên liệu nước lau đã chuẩn bị sẵn để lau sạch.
Thực hiện đúng những quy tắc để bao sái ban thờ sao cho hiệu quả
Thực hiện tỉa chân hương, chân nhang
Chuẩn bị sẵn một trải giấy sau đó nhổ từ từ chân hương và để lên giấy. Tuy nhiên khi lau dọn cũng nên tránh di chuyển bát hương, bởi trên bàn thờ bát hương là nơi rất quan trọng. Thực hiện điều này cần sự tỉ mỉ và chắc chắn, một tay giữ bát hương và một tay nhổ chân hương để không bị xê dịch hay đổ vỡ. Sau khi hoàn thành nhổ chân hương thì dùng thìa sạch xúc bớt hương dư quá đầy ra và nén gọn gàng. Đặc biệt thường xuyên tỉa chân hương cũng giúp cho ban thờ luôn sạch sẽ và hạn chế tình trạng quá nhiều chân hương gây ra bụi bẩn. Ngoài ra, việc bao sái ban thờ này phải rất nghiêm túc và cần sự thành tâm.
Một số lưu ý quan trọng khi bao sái ban thờ cuối năm
Bởi vì việc hoạt động cuối năm này rất quan trọng và cần sự tỉ mỉ, chắc chắn và nghiêm túc. Dưới đây là một số lưu ý mà các gia chủ nên biết, cụ thể như sau:
- Chỉ nên lau dọn bàn thờ với nước ấm, rượu, nước gừng hoặc những nguyên liệu thích hợp để lau chùi bàn thờ cúng cho sạch sẽ, thanh tịnh và thơm tho.
- Khi thực hiện bao sái ban thờ thì nên lau lần lượt từng món và không nên để đồ thờ lăn lóc mà nên sắp xếp một cách ngay ngắn.
- Không nên hạ hoặc di chuyển bát hương tùy ý. Bởi khi di chuyển bát hương rất dễ bị xoay sang hướng xấu, hướng không lành, gây xui xẻo đến cho chính gia đình gia chủ.
- Thực hiện bao sái ban thờ cần phải làm một cách thành tâm và nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính đến với người bề trên và Thần linh.
Những lưu ý cần thiết khi thực hiện bao sái ban thờ
Tham khảo thêm:
- Cúng khai trương cần gì để làm ăn thuận lợi, kinh doanh hồng phát?
- Cúng mụ như thế nào? Những điều cần biết về cúng mụ
Lời kết
Bao sái ban thờ cuối năm chính là phong tục tập quán có từ rất lâu đời của người dân Việt Nam với mong muốn nhà nhà bình an, năm mới đồ mới. Cận kề dịp lễ Tết cũng là lúc mà nhiều gia đình cùng nhau mua sắm và dọn dẹp sạch sẽ cho ngôi nhà, đặc biệt là ban thờ. Nếu còn điều gì thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về bao sái ban thờ thì hãy liên hệ với Cương Duyên qua thông tin dưới đây:
CƠ SỞ SẢN XUẤT GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
- Xưởng chế tác: Lô A51, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Showroom: K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Cửa hàng số 1: Số 16, xóm 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Cửa hàng số 2: Số 47C, chợ gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Điện thoại: 0914.271.092
- Website: dothomenlam.com
- Email: cuongduyen.vn@gmail.com
