Cúng mụ như thế nào? Những điều cần biết về cúng mụ

Theo quan niệm truyền thuyết từ xa xưa, mỗi bộ phận trên người đứa bé mới sinh ra đều do mỗi bà mụ tạo lên. Để tỏ lòng biết ơn thành kính đến các bà mụ nên mọi người đã tổ chức lễ cúng mụ cho các đứa trẻ khi đầy tháng. Vậy lễ cúng mụ như thế nào? Có những điều gì cần biết về lễ cúng mụ. Mời các bạn cùng gốm sứ Cương Duyên tìm hiểu về lễ cúng mụ để hiểu rõ hơn về nghi thức này.
Cúng mụ như thế nào và danh sách 12 bà Mụ
Để hiểu hơn cúng mụ như thế nào và có các bà Mụ nào trông coi, cai quản việc sinh đẻ. Để hiểu hơn mời bạn đọc bài dưới đây.
Cúng mụ là gì?
Cúng mụ hay gọi là nghi thức cúng đầy tháng, là phong tục tập quán từ xa xưa và lâu đời của các nước Châu Á. Mỗi một đất nước sẽ có một phong tục nghi lễ cúng khác nhau, nhưng điểm chung có thể thấy ở đây chính là tỏ lòng biết ơn và cầu phúc tới bà mụ hay các cô tiên - người chuyên phụ trách sinh nở, nặn hình hài cho những đứa trẻ.
Cúng mụ là nghi lễ đầy tháng chào đón thành viên mới của gia đình
Cúng mụ là nghi thức quan trọng để thông báo sự có mặt của thành viên mới trong gia đình. Đồng thời cũng là bày tỏ lòng biết ơn các bà Mụ, Đức Ông phù hộ, che chở bảo vệ mẹ tròn con vuông và ban phước lành, may mắn cho đứa bé.
Danh sách 12 bà Mụ cai quản việc sinh đẻ và 3 Đức Ông
Nhiều người chỉ biết rằng cúng mụ là để cầu phước cho đứa trẻ nhưng lại chưa biết các bà Mụ đó là ai. Dưới đây là danh sách 12 bà Mụ và 3 Đức Ông cai quản việc sinh đẻ mà bạn nên biết:
- Bà Mụ Trần Tứ Nương, bà Mụ này trông coi việc sinh đẻ (chú sinh)
- Bà Mụ Vạn Tứ Nương, bà Mụ này trông coi việc thai nghén trong quá trình mang bầu
- Bà Mụ Lâm Cửu Nương, bà Mụ này trông coi việc thụ thai (thụ thai)
- Bà Mụ Lưu Thất Nương, bà Mụ này trông coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé
- Bà Mụ Lâm Nhất Nương, bà Mụ này trông coi việc chăm sóc bào thai được an toàn
- Bà Mụ Lý Đại Nương, trông coi việc chuyển dạ khi sinh
- Bà Mụ Hứa Đại Nương, trông coi và giúp việc đứa bé ra đời có an toàn không (hộ sản)
- Bà Mụ Cao Tứ Nương, bà Mụ này trông coi việc ở cữ khi dưỡng sanh
- Bà Mụ Tăng Ngũ Nương,bà Mụ này trông coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh
- Bà Mụ Mã Ngũ Nương, bà Mụ này trông coi việc ẵm bồng đứa trẻ
- Bà Mụ Trúc Ngũ Nương, bà Mụ này trông coi việc giữ trẻ luôn bình an
- Bà Mụ Nguyễn Tam Nương, bà Mụ này trông coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ
- 3 Đức Ông là: Thánh Sư, Tổ Sư và Tiên Sư là người truyền dạy nghề nghiệp trong tương lai cho đứa trẻ.
Lễ vật cúng mụ gồm những gì?
Việc chuẩn bị lễ vật khi cúng mụ cần phải chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo. Các lễ vật cúng mụ cần được chuẩn bị như sau:
- 12 đôi hài xanh có kích thước và màu giống hệt nhau, 1 đôi hài màu xanh nhưng kích cỡ to hơn.
- 12 nén vàng màu xanh giống nhau và thêm một nén vàng xanh có kích cỡ to hơn.
- 12 bộ váy áo màu xanh giống nhau và 1 bộ váy áo giống 12 bộ kia nhưng kích cỡ to hơn.
- 12 miếng trầu têm cánh phượng giống hệt nhau và một miếng trầu têm cánh phượng to hơn 12 miếng kia.
- 12 bộ đồ chơi bao gồm có: bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ,... giống hệt nhau và chuẩn bị thêm 1 bộ giống y hệt nhưng kích cỡ to hơn. Bạn có thể chuẩn bị các đồ lễ này bằng nhựa hoặc bằng sành sứ.
- 12 con cua, 12 con ốc, 12 con tôm có kích thước to nhỏ bằng nhau (có thể để sống hoặc nấu chín), đây là lễ vật dâng cúng 12 bà Mụ. Và mỗi loại một con có kích cỡ to hơn để sống, đây là lễ vật dâng cúng bà Mụ Chúa. các con này để vào bát to bày cúng, sau khi cúng xong thì đem cua, ốc thả phóng sinh còn tôm có thể giữ lại thụ lộc.
- Bánh kẹo, oản, hoa quả chia đều thành 12 phần giống nhau và 1 phần bánh kẹo, oản, hoa quả nhiều hơn 12 phần kia.
- Lễ mặn dành cho cúng bà Mụ gồm 3 đĩa xôi, 3 tô chè, 12 chén chè. Lễ mặn cúng Đức Ông gồm có: 3 chén cháo, 1 con vịt luộc buộc chéo cánh và 1 tô cháo.
- Bát hương, hoa tươi nhiều màu sắc, tiền vàng, cốc nước bày ở mâm lễ mặn.
Mâm lễ chuẩn bị tươm tất khi cúng mụ
Các lễ vật này có thể thay đổi theo từng vùng miền, mỗi nơi sẽ có cách chuẩn bị đồ lễ khác nhau. Nhưng nhìn chung những lễ vật như: hoa quả, xôi, chè, nước, muối, gạo,… là những thứ không thể thiếu trong mỗi nghi thức cúng lễ của người dân Việt Nam ta.
Bày biện lễ vật cúng mụ
Khi bày biện lễ vật cúng mụ cần phải sắp xếp 1 cách hài hòa, cân đối. Cụ thể lễ vật cúng mụ sẽ được bày biện như sau:
- Tất cả các lễ vật dâng bà Mụ Chúa để ở chính giữa phía trên của hương án.
- Lễ vật dâng 12 bà Mụ chia thành 12 phần giống nhau được đặt ở 2 bên.
- Mâm lễ mặn cùng hương, hoa quả, nước, bánh được để ở trên cùng.
- Mâm tôm, cua, ốc được để ở phía dưới.
Cách cúng mụ như thế nào?
Cúng mụ như thế nào rất quan trọng bởi đây là nghi thức chào đón thành viên mới trong gia đình. Sau khi đã bày biện lễ vật xong xuôi, bố mẹ bế đứa trẻ ra trước bàn thờ gia tiên và đọc văn khấn cúng Mụ. Nếu bạn không biết cúng có thể nhờ thầy cúng đến cúng giúp hộ. Các thầy cúng sẽ biết cách và làm theo đúng trình tự để lễ cúng được diễn ra trang trọng và đúng nghi thức. Sau khi cúng xong thì khấn vái 3 lạy và đợi 3 cháy hết 3 tuần nhang thì tạ lễ hóa vàng. Tiền vàng mã mang đi đốt, đồ ăn được thì mang thụ lộc, đồ sống thì mang phóng sinh, còn đồ chơi có thể giữ lại cho đứa bé chơi hoặc mang đi phân phát cho trẻ con hàng xóm để lấy phước lộc, may mắn.
Lễ cúng mụ không thể thiếu sự hiện diện của đứa trẻ trong buổi lễ và cúng mụ như thế nào qua buổi lễ bạn sẽ biết rõ hơn
Tham khảo thêm:
- Bài cúng về nhà mới và những lễ vật cần chuẩn bị để cúng nhà mới
- Tất tần tật về ngày vía Thần Tài cúng gì để đem lại may mắn
Lời kết
Trên đây là tất tần tật về lễ cúng mụ mà bạn nên biết. Thông qua đó bạn có thể biết cúng mụ như thế nào và nếu nhà có đứa trẻ đầy tháng thì có thể chuẩn bị 1 cách các lễ vật thật chu đáo và tươm tất. Gốm sứ Cương Duyên luôn là người bạn đồng hành giải đáp mọi thắc mắc cho bạn!
CƠ SỞ SẢN XUẤT GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
- Showroom: K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Xưởng chế tác: Lô A51, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Cửa hàng 1: Số 16, Xóm 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Cửa hàng 2: Số 47C, Chợ gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Hotline: 0914.271.092
- Gmail: cuongduyen.vn@gmail.com
