Cùng tìm hiểu họa tiết phổ biến nhất trên bát hương: Song Long Chầu Nguyệt

1. Ý nghĩa Bát Hương trong văn hóa tâm linh người Việt
Ảnh Bát Hương Chầu Nhật
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày rằm, ngày giỗ của con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Bát hương hay còn được gọi là lư hương là vật phẩm quan trọng không thể thiếu trên ban thờ của người Việt nhằm phục vụ cho việc thờ cúng. Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Chính vì vậy, khi con cháu cần giao tiếp với tổ tiên chỉ cần thắp nén hương thì mọi nguyện cầu theo vòng khói hương sẽ được chuyển đến ông bà gia tiên như sự giao thoa giữa dương gian và âm thế.
2. Lý do họa tiết “Song Long Chầu Nguyệt” xuất hiện nhiều trên bát hương
Ảnh Bát Hương Rồng 5 móng
Nếu như mọi người để ý kỹ thì trên bát hương ta sẽ thường bắt gặp họa tiết rồng trên đó bởi loài linh vật này tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối, đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng”. Rồng mang sức mạnh linh thiêng, đem tới điềm lành, sự may mắn cho gia chủ. Rồng Việt Nam kể từ thời Văn Lang, Giao Chỉ, Đại Việt với họ Lý họ Trần, rồi triều đại Lê Nguyễn có rất nhiều thay đổi trong các câu chuyện miêu tả Rồng. Từ xa xưa Rồng đã có trong tâm thức của người Việt, nhiều huyền thoại về rồng, với biểu hiện linh thiêng. Rồng là điểm hội tụ với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh. Bát hương vẽ rồng 5 móng chân tượng trưng cho uy quyền của nhà vua, còn bát hương vẽ rồng 4 móng thì tượng trưng cho sự hưng thịnh trong văn hóa dân gian. Biểu tượng “Song long chầu nguyệt” trên bát hương mang ý nghĩa là sự quy tụ sức mạnh thiêng liêng phù trợ cho sự giao hòa, tương sinh, tương hợp của âm dương ngũ hành, cho sự sống và sự sinh sôi, tượng trưng cho tài lộc, mang lại đạt cát đại lợi, quyền lực và sức mạnh bảo vệ của gia tiên dành cho hậu thế.
Ảnh Bát Hương Rồng 4 móng
Đến với làng gốm Bát Tràng, ta sẽ không thể rời mắt bởi nơi đây có rất nhiều cơ sở sản xuất vật phẩm thờ bằng sứ với đa dạng chất liệu men như men rạn, men ngọc, men nâu, men trắng và đặc biệt không thể không nhắc đến đó chính là men lam. Gốm sứ Cương Duyên với sắc men lam là bí quyết gia truyền, là chất men khởi thuỷ từ giai đoạn dựng xây thương hiệu. Lịch sử gốm sứ ghi nhận sắc lam là một trong những màu sắc ra đời sớm nhất từ thế kỷ XIV, có thời gian phát triển lâu dài và rực rỡ. Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi đã cho ra mắt thành công rất nhiều bộ sưu tập sắc men mới lạ nhưng sứ men lam vẫn luôn là giá trị định hình cơ bản cho thương hiệu “ Sứ hạng sang - Lam huyền thoại”.
-------------
CƯƠNG DUYÊN BÁT TRÀNG
𝑆𝑢̛́ 𝐻𝑎̣𝑛𝑔 𝑆𝑎𝑛𝑔 - 𝐿𝑎𝑚 𝐻𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑇ℎ𝑜𝑎̣𝑖
🎯 Website: www.dothomenlam.com/
🎯 Hotline: 0968 505 268
🎯 Hệ thống chi nhánh:
▪ Lô A51 KCN Bát Tràng - Huyện Gia Lâm - TP. Hà Nội
▪ Showroom Nhà cây Gốm sứ: K28-29-30
▪ Cửa hàng Số 16 đường Chợ Gốm Bát Tràng
▪ Cửa hàng Số 47C Chợ gốm làng cổ Bát Tràng
