Đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng

02/08/2020
PHẠM CẨM LINH
Đã copy link

Đặc trưng nhận biết gốm sứ Bát Tràng, căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm, màu men, đề tài trang trí và đặc biệt nhờ các dòng minh văn, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của đồ Gốm sứ Bát Tràng.

 

Danh mục

     1.Hình dáng

            - Đồ gốm Gia dụng

            - Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng

            - Đồ trang trí

     2.Họa tiết trang trí

            - Thế kỉ XIV - XV

            - Thế kỉ XVI

            - Đầu thế kỉ XVII

            - Thế kỉ XVIII

     3.Gốm sứ Cương Duyên Bát Tràng

 

1.Hình dáng

Gốm sứ Bát Tràng hầu hết được sản xuất theo phương thức thủ công, thể hiện rõ nét tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men tạo ra theo kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm nên đồ gốm sứ Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, đục.

Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng đặc sắc như: men ngọc cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu. Dựa vào công năng sử dụng có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:

Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, bát, cốc, chén, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ…

Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm, bát hương, mâm bồng, ống hương, lọ hoa thờ, nâm rượu, bát năp, bát thờ, kỷ chén, bộ trà thờ… Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng.

 

Bộ đồ thờ của Gốm sứ Cương Duyên Bát Tràng

Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, Lọ lộc bình, tranh sứ, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng rồng…

Bình hút lộc Vạn Thọ Vô Cương

2.Họa tiết trang trí

  • Thế kỉ 14–15: Gốm sứ Bát Tràng bao gồm các kiểu trang trí như khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu thời Lý – Trần, kết hợp với chạm nổi và vẽ men lam. Khoảng thời gian này đánh dấu sự ra đời của dòng gốm hoa lam đồng thời xuất hiện những đồ gốm hoa nâu vẽ theo gốm hoa lam. Đề tài trang trí còn giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời Trần.
  • Thế kỉ 16, Gốm sứ Bát Tràng cùng với việc xuất hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn hơn, kĩ thuật trang trí chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo. Đề tài trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thủy… Trang trí vẽ men lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình học và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất hiện cùng thời ở Chu Đậu, Hải Dương.

Thời kỳ này rồng được đắp nổi hoặc để mộc như trên đồ gốm sứ Bát tràng, rồng có đôi cánh mọc ra từ chân trước, cong như cánh bướm. Rồng cùng với phượng mở ra cấu trúc trang trí rồng bay phượng múa.

  • Đầu thế kỉ 17, rồng vẫn giữ nhiều nét tương đồng rồng thế kỉ 16, nhưng sau đó được cách điệu với 4 khúc không đều nhau, mở ra một kiểu rồng mới, khác lạ. Rồng bố cục theo chiều ngang, dáng rồng ngắn, thân uốn hình cánh cung, tay trước nắm râu. Rồng chạm nổi trong hình khánh hay thấu kính có thân nhỏ và đều có những dải mây. Nửa sau thế kỉ 17 lại xuất hiện dáng rồng gần gũi với rồng điêu khắc trên gỗ. Đuôi rồng từ bên trái trườn qua bên phải, đầu quay vào giữa. Mặt rồng tả chính diện, tay trước nắm râu. Xung quanh rồng có nhiều dải mây nổi vẽ men lam. Một kiểu rồng nữa được thể hiện trên lư hương, đế nghê, mô hình nhà là rồng nổi, đuôi vút lên trên, hai chân trước chống, đầu uốn lên, bố cục trong hình chữ nhật.

Kĩ thuật chạm khắc, đắp nổi trên gốm sứ Bát Tràng càng tinh tế, cầu kì, gần gũi với chạm đá và gỗ. Đề tài trang trí tiếp nối thế kỉ 16, đồng thời xuất hiện các đề tài trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc… Những đề tài chạm nổi, để mộc điển hình khác như bông cúc hình ô van, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa hình lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn – Thọ theo kiểu chữ Hán…

Việc sử dụng men lam ít dần, tuy đề tài trang trí vẽ tương đồng với chạm nổi. Thế kỉ 17 xuất hiện dòng gốm men rạn với sự kết hợp trang trí đề tài nổi bật như rồng, tứ linh, hoa lá, tùng – cúc – trúc – mai. Trong khoảng thời gian này còn xuất hiện loại gốm nhiều màu, nổi trội nhất là màu ngọc với các đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim, nghê, hình người… 

  • Thế kỉ 18, trang trí theo lối chạm nổi gần như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên gốm sứ Bát Tràng. Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc như men trắng xám và men rạn. Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa. Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá lật… Hoa văn đường diềm phát triển mạnh các nền gấm, chữ vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước…

Thế kỉ 18, rồng thân dài, đắp nổi theo dạng phù điêu, đầu nghiêng, hai mắt lồi, sừng và râu cong, bờm gáy dày, vây cá nhọn, vảy rắn, xung quanh rồng có những dải mây nổi hình 3 ngọn lửa. Sau đó, rồng ổ xuất hiện bao gồm một rồng mẹ và 6 rồng con, xen kẽ các dải mây hình khánh. Rồng được thể hiện trên bình con voi, lư hương hoặc trên bao kiếm thờ…Với rồng đắp nổi, chỉ thể hiện đầu rồng chính diện, hai chân trước dang rộng, lộ mũi hẹp, mắt lồi, miệng ngậm vòng tròn hay chữ Thọ kiểu triện còn được thể hiện trên những chiếc đỉnh.

3. Gốm sứ Cương Duyên Bát Tràng

Tại Gốm sứ Cương Duyên Bát Tràng, ngoài những phương pháp chế tác được sử dụng như bao xưởng gốm khác. Phương thức vẽ tay thủ công vẫn được bảo tồn kết hợp sự khai phá, sáng tạo về men màu đã cho ra đời nhiều bộ sưu tập, nhiều sản phẩm tinh xảo và đẳng cấp. Mang đặc trưng riêng độc đáo mà chỉ có tại Gốm sứ Cương Duyên Bát Tràng. Nếu có dịp, quý khách hãy đến với Xưởng chế tác của Gốm sứ Cương Duyên để chiêm ngưỡng quá trình chế tác cũng như tìm mua những sản phẩm cao cấp, mang tính thẩm mỹ và hợp phong thủy.

GHÉ THĂM KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY:

 +Xưởng chế tác: (8h00 - 22h00)
Lô A51,  KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
 +Nhà cây Gốm sứ: (8h00 - 22h00)
K28-29-30,  KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
 +Cửa hàng giới thiệu: (8h00 - 18h00)
- Số 136A Xóm 5, đường Chợ gốm Bát Tràng
- Số 47C Chợ gốm làng cổ Bát Tràng

Hotline:0914271092

Facebook: https://www.facebook.com/cuongduyen.vn

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại