Đồ thờ Men Lam Bát Tràng - Tinh hoa gốm sứ

07/10/2021
PHẠM CẨM LINH
Đã copy link

Thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng đã có từ lâu đời và in sâu trong dòng chảy văn hóa của người dân Việt. Thông qua việc thờ cúng, con người gửi gắm những ước nguyện của bản thân cũng như mọi người vào đấng linh thiêng. Đây cũng chính là ý nghĩa của đồ thờ cúng trong văn hóa tâm linh Việt. 

1. Ý nghĩa đồ thờ trong văn hóa tâm linh người Việt

Ảnh một số vật phẩm thờ men Lam Cương Duyên

Tín ngưỡng tổ tiên xuất phát từ lòng hiếu thảo của con cháu với các bậc tiền nhân. Khi họ không còn ở cõi trần thế, sự hiếu kính ấy được tiếp nối bằng sự tôn thờ. Chính vì lẽ đó mà việc sắp xếp ban thờ gia tiên luôn được chỉn chu và coi trọng. Mọi vật phẩm trên ban thờ chính là sợi dây gắn kết cõi âm và dương gian, bởi vậy không gian ban thờ luôn được chú trọng. Mỗi một món đồ thờ cúng lại có ý nghĩa tâm linh khác nhau. Trong không gian thờ hay bàn thờ, mọi đồ vật đều được sắp xếp dựa theo ngũ hành. Các yếu tố ngũ hành khi sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên bao gồm:

Kim: Tương ứng với trụ cài hương vòng.

Mộc: Tương ứng với ban thờ và bài vị.

Thủy: Tương ứng với lọ hoa, bát nắp, ngai chén thờ, nậm rượu.

Hỏa: Tương ứng với hương nhang, đèn thờ và chân nến.

Thổ: Tương ứng với bát hương.

Chính vì lẽ đó mà khi cầu khấn, gia chủ cần phải hiểu rõ được ý nghĩa đồ thờ cúng trên ban thờ.

Ảnh một số vật phẩm thờ men Lam Cương Duyên

  • Bát Hương: Bát nhang là vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, được đặt lên bàn thờ cùng các đồ thờ cúng khác. Bát hương là vật dụng để gia chủ mỗi khi thắp hương thì sẽ cắm hương vào, gửi gắm những mong cầu của gia chủ cũng như thể hiện lòng thành kính lên thần thánh, ông bà tổ tiên.
  • Mâm Bồng: Cùng với bát hương và đồ thờ trên ban, mâm bồng là một trong những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trong bộ đồ thờ gia tiên. Vật phẩm thờ cúng này trên bàn thờ được sử dụng với mục đích đựng hoa quả tươi, trầu cau, bánh kẹo và tiền mã để dâng lên ông bà tổ tiên.
  • Lộc Bình Cắm Hoa: Đi cùng với nén hương không thể thiếu bình hoa. Bình hoa trên bàn thờ hay còn gọi là lộc bình cỡ nhỏ đem đến cho gia chủ nhiều điều may mắn, thịnh vượng và tài lộc trong cuộc sống. Mỗi khi đến ngày lễ hay rằm, việc cắm hoa sẽ mang lại cho không gian thờ cúng những đặc điểm riêng. Một sự thanh tao, mát mẻ và sạch sẽ cũng như thanh nhã trong lòng mỗi người.
  • Kỷ Chén Thờ: Để thể hiện tấm lòng, sự thành tâm đối với thần phật và tổ tiên người ta sử dụng kỷ chén thờ, thường để đựng nước sạch hoặc rượu thờ hàng ngày trên bàn thờ. Hơn nữa, kỷ chén thờ còn tượng trưng cho sự vững chắc và bền lâu.
  • Chóe Thờ: Chóe thờ là một trong số các bát bửu không thể thiếu đặt trên ban thờ của người Việt Nam. Chúng ta sử dụng chóe thờ để đựng gạo và muối với mục đích dâng lên nhằm bày tỏ lòng thành kính với những người đã khuất, mong muốn một cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn.
  • Nậm Rượu: Nậm rượu là một trong những vật phẩm thờ cúng tâm linh quan trọng không thể thiếu khi thiết lập một bộ bàn thờ trong gia đình. Trên bàn thờ, nậm rượu được sử dụng để đựng rượu nhằm đảm bảo cho đồ lễ rượu được sạch nhất, tinh khiết nhất khi dâng lên các vị tổ tiên.
  • Bát Nắp: Bát nắp còn được gọi là bát sâm, được đặt trên ban thờ vào ngày rằm, ngày lễ tết. Bát nắp là món đồ thờ dùng để dâng trà, nước cúng thể hiện lòng thành của con cháu dâng lên ông bà, tổ tiên, được lấy hình ảnh từ chiếc bát uống trà thời xa xưa của các bậc vua chúa.
  • Đèn Dầu: Đèn thờ cúng không những mang ý nghĩa tâm linh và con có ý nghĩa phong thủy đặc biệt sâu sắc. Vì vậy, đèn thờ cúng luôn được đặt ở vị trí quan trọng trên bàn thờ để giữ lửa và lấy lửa để thắp hương, đem lại hơi ấm tới không gian thờ trong các dịp lễ tết, ngày giỗ, ngày rằm và mùng một.
  • Chân Nến: Chân nến thờ là một vật dụng phong thủy rất quen thuộc đối với chúng ta. Nó là một món đồ không thể thiếu trên mỗi bàn thờ gia tiên của các gia đình. Chân nến được gia chủ sử dụng để bày biện và làm cố định nến để thắp sáng bàn thờ gia đình. Xa hơn nữa là dùng cho cả đền chùa, từ đường... Đồ vật này thường được đặt ở phía trước bàn thờ và đặt dưới bát sâm thờ.

2. Đồ thờ men Lam Cương Duyên

Gốm sứ Cương Duyên, thương hiệu với bề dày lịch sử về nghề làm gốm sứ lâu năm tại Bát Tràng. Tại đây, nghệ nhân Phạm Duy Cương cùng với cộng sự của mình đã chế tác và sản xuất ra đa dạng những mặt hàng thờ cúng bằng chất liệu gốm sứ cùng thủ pháp vẽ tay truyền thống khiến sản phẩm trở nên giá trị hơn. Dưới đây là một số mẫu phụ kiện sắp xếp trên ban thờ đơn giản nhưng vẫn đầy đủ mà ý nghĩa do chúng tôi lựa chọn và sắp xếp mọi người cùng tham khảo nhé!

Ảnh một số mẫu Bát Hương men Lam tại Cương Duyên

Ảnh một số mẫu Bát Hương men Lam tại Cương Duyên

Ảnh một số mẫu Bát Hương men Lam tại Cương Duyên

Ảnh một số mẫu Bát Hương men Lam tại Cương Duyên

Ảnh một số mẫu Bát Hương men Lam tại Cương Duyên

Ảnh một số mẫu Bát Hương men Lam tại Cương Duyên

Ảnh một số mẫu Bát Hương men Lam tại Cương Duyên

-------------

CƯƠNG DUYÊN BÁT TRÀNG

𝑆𝑢̛́ 𝐻𝑎̣𝑛𝑔 𝑆𝑎𝑛𝑔 - 𝐿𝑎𝑚 𝐻𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑇𝑜𝑎̣𝑖

🎯 Website: www.dothomenlam.com/

🎯 Hotline: 0968 505 268

🎯 Hệ thống chi nhánh:

▪ Lô A51 KCN Bát Tràng - Huyện Gia Lâm - TP. Hà Nội

▪ Showroom Nhà cây Gốm sứ: K28-29-30

▪ Cửa hàng Số 16 đường Chợ Gốm Bát Tràng

▪ Cửa hàng Số 47C Chợ gốm làng cổ Bát Tràng

 

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại