Đôi nét về Đồ sứ ký kiểu và Đồ Men Lam Huế

Đôi nét về "Đồ sứ ký kiểu" và Đồ men Lam Huế
Thuật ngữ "đồ sứ ký kiểu" được tác giả Trần Đức Anh Sơn dùng để chỉ cho nhóm đồ sứ trước kia có người gọi là "bleus de Huế" hay "đồ sứ men lam Huế".
Đồ sứ ký kiểu ở đây là những đồ sứ do người Việt Nam gồm cả vua quan và thường dân đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề.
Đĩa Trang trí Long Lân Khánh thọ triều Nguyễn
Các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Khải Định có ít nhất 42 sứ bộ được phái sang Trung Hoa với nhiều mục đích khác nhau. Những sứ thần này khi tới nơi, ngoài nhiệm vụ chính yếu: cầu phong, tạ ân, cáo thụ, chúc mừng… thì còn kiêm nhiệm việc mua sắm cho triều đình, gồm các đồ sứ và những mặt hàng khác.
Đôn Trang trí Hoa Điểu triều Nguyễn
Ông vua cho ký kiểu đồ sứ nhiều nhất của thời Nguyễn là Thiệu Trị và triều này đồ sứ đã đạt đến trình độ tuyệt hảo về hình vẽ, chất lượng men, màu, phong phú về kiểu dáng và chủng loại. Nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn thông tin thêm: “Bên cạnh những đồ sứ được tạo dáng theo khối tròn như trước đây, thời kỳ này xuất hiện nhiều đồ sứ có dáng kiểu gãy góc, kiểu lục giác, bát giác, copy dáng kiểu của đồ sứ châu Âu... với đề tài chủ yếu là rồng và mây. Phần lớn kích thước nhỏ, chủ yếu là đồ dùng cho sinh hoạt hằng ngày như chén đĩa, bình tích và tôn trí trên bàn thờ: quả bồng, cơi trầu, chần đèn...”. Tới triều Tự Đức, ông vua nổi tiếng với bộ đồ uống trà kiểu mắt trâu - lật đật, trang trí phong cảnh sơn thủy, có thơ văn minh họa và vị quan ký kiểu đồ sứ nhiều nhất được tác giả phát hiện nêu tên ra trong sách là Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), trong thời gian triều đình cử sang Hương Cảng vào năm 1865 và Quảng Đông trong hai năm 1867 - 1868.
Vua Khải Định còn tiếp tục ký kiểu một số chén đĩa men trắng vẽ lam dùng cho các buổi tiệc tùng trong cung và ông cũng là vị vua cuối cùng ký kiểu đồ sứ ở Trung Hoa”, tác giả Anh Sơn khẳng định.
Trong bài “Bleus de Hué, trả lại tên cho em” (trong tuyển tập tranh luận đã kể), đã chứng minh thuật ngữ này được ông Dumoutier dùng để chỉ các đồ sứ men trắng của châu Âu được đem sang Việt Nam và vẽ thêm hoa văn xanh thời Minh Mạng. Trong khi thuật ngữ “Đồ sứ men lam Huế” lại chỉ dòng đồ sứ đặc chế ngự dụng, quan dụng của các triều đình Việt Nam đặt làm tại Trung Quốc thì khác hẳn: người Việt Nam chỉ thảo mẫu theo ý thích, còn công nghệ sản xuất thì lại của Trung Quốc.
Từ những tư liệu cũng như hiện vật đó, Nghệ nhân Phạm Duy Cương với sự đam mê và tâm huyết của mình đã cho ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo với màu men lam được pha chế theo công thức gia truyền lấy cảm hứng từ đồ sứ men Lam Huế. :
Để biết thêm thông tin về sản phẩm và mua hàng, quý khách vui lòng liên hệ 0914271092.
