Giải đáp bàn thờ ngày Tết gồm những gì?

13/12/2020
Nguyễn Minh Đức
Đã copy link

Tết đến xuân về là khoảng thời gian quan trọng để người người nhà nhà bày tỏ sự thành kính và lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên. Dĩ nhiên để gửi gắm những thông điệp tâm linh giàu ý nghĩa này, không thể vắng mặt của chiếc bàn thờ linh thiêng. Vậy thông thường một bàn thờ ngày Tết gồm những gì để không làm phật ý gia tiên? Hãy cùng dothomenlam.com khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Bàn thờ ngày Tết gồm những gì?

Đồ trang trí, đồ thờ cúng, mâm ngũ quả và hoa tươi là những lễ vật không thể thiếu trên một bàn thờ dịp Tết. Nào cùng đi sâu vào từng món đồ nhé:

Đồ trang trí bàn thờ

Đồ trang trí bàn thờ có khá nhiều loại, tùy vào sở thích và độ rộng còn lại của bạn thờ, bạn có thể mua thêm để trang trí cho thêm phần độc đáo. Tuy nhiên dù thế nào chăng nữa, bàn thờ cũng cần có đủ các vật trang trí gồm hai cây đèn dầu (hoặc 2 cây nến), hai lọ hoa. Với lọ hoa, một lọ dùng để cắm hoa tươi, và lọ còn lại cắm cây vàng, cây bạc.

Hình 1: Những lễ vật quan trọng cần có trên bàn thờ ngày Tết

Đồ thờ cúng

Đồ thờ cúng ngày Tết của các vùng miền nước ta có thể sẽ khác biệt ít nhiều, nhưng trong đó cả ba miền đều tương đồng về các lễ vật là ba chén rượu, ba chén nước, nhang và hoa quả.

Mâm ngũ quả ngày tết

Mâm ngũ quả đóng vai trò quan trọng không kém khi trưng bày trên bàn thờ ngày Tết. Có thể nói mâm ngũ quả chính là nét đẹp đặc trưng của văn hóa tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam. Tùy vào mỗi vùng miền mà các loại hoa quả trên mâm sẽ không giống nhau. Chẳng hạn:

  • Mâm ngũ quả miền Bắc

Với người miền Bắc, mâm ngũ quả của họ nhất định phải có 5 loại quả tương ứng với 5 sắc thái khác nhau là:

  • Chuối xanh - hiện thân của sự đoàn kết và thuận hòa, 
  • Quả quất - thăng tiến trong sự nghiệp, 
  • Phật thủ - chào mừng gia tiên, mong thần linh sẽ phù hộ cho gia đình. 
  • Thanh long đỏ - tượng trưng cho sự may mắn, an lành và thịnh vượng. 
  • Quả đu đủ - mọi chuyện suôn sẻ, đầy đủ, và ấm no

 

  • Mâm ngũ quả miền Trung

Một mâm ngũ quả bày trí trên bàn thờ người dân miền Trung thường là các hoa quả như dừa tươi, cam, quýt, thanh long,… Vì không yêu cầu khắt khe về đúng loại quả nào nên mâm ngũ quả ở miền Trung chưa có sự thống nhất mang tính bắt buộc.

  • Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam bắt nguồn từ thuyết ngũ hành tương sinh. Theo đó, một mâm hoa quả trang trí bàn thờ dịp Tết của họ phải là quả sung, đu đủ, mãng cầu, xoài và dừa. Qua đó mới thể hiện được thành ý cho một năm mới gặp nhiều may mắn, phát tài phát lộc. 

Hình 2: Mâm ngũ quả ở mỗi vùng miền sẽ khác nhau tùy vào quan điểm tâm linh

Lọ hoa bàn thờ ngày Tết

Việc trang trí hoa tươi nào trên bàn thờ dịp Tết cũng rất quan trọng. Để tránh phạm húy với gia tiên, tốt nhất bạn hãy chọn một trong số các loài hoa sau:

  • Hoa đào - mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại năng lượng sống cho gia đình.
  • Hoa Mai - tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, may mắn, và tốt lành.
  • Hoa cúc - được biết đến với biểu trưng của phúc - lộc- thọ
  • Hoa Lay ơn - hương thơm tươi ngát, đẹp và thu hút. Bạn nên chọn hoa lay ơn có nhiều nhánh, cao thẳng tắp và đều màu.

Hình 3: Trang trí hoa tươi cũng là phong tục quan trọng trên bàn thờ ngày Tết 

Một số lưu ý quan trọng khi trang trí bàn thờ ngày Tết 

  • Khi trưng bày lễ vật trên bàn thờ, bạn cần cẩn thận sắp xếp đúng các món đồ theo vị trí đã quy định để tránh rơi vào điều cấm kỵ trong phong thủy. Cụ thể bát nhang luôn đặt ở chính giữa bàn thờ, dưới bát nhang sẽ là mâm ngũ quả. Hai bên bát nhang chính có thêm hai bát nhang nhỏ. Lọ hoa đặt góc bên phải trong cùng. Đèn dầu nằm ở vị trí hai bên bát hương phụ.
  • Với mâm cúng, bạn cần thực hiện theo các quy tắc bày trí trên bàn thờ sau: đặt xôi gà và đĩa muối ở giữa, các chén chè đặt hai bên, các ly đựng nước phải được rót đầy 
  • Tuyệt đối không dùng hoa giả để trưng trên bàn thờ vì nó không thể hiện được sự chân thành của con cháu đối với bậc trên.
  • Không đặt đồ lễ nhận ở chùa lên bàn thờ ngày Tết vì sẽ mang tội bất kính thần linh.
  • Chú ý không tự tiện dịch chuyển vị trí bát hương, sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho gia chủ. Để thay mới bát hương, sau khi rút các chân hương ra, bạn hãy dùng muỗng múc từ từ hết tro ra ngoài, sau đó mới thay bằng tro mới vào bát hương. Vì theo quan niệm của người xưa, việc trút thẳng tro ra từ bát hương sẽ gây tán tài, tán lộc. 

Xem thêm:

Mong rằng thông qua các nội dung hữu ích trên đây bạn sẽ nắm rõ nguyên tắc thờ cúng cũng như biết được bàn thờ ngày Tết gồm những gì rồi nhé.

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại