Hoa văn gốm – Vẻ đẹp tâm hồn của đất

12/08/2020
PHẠM CẨM LINH
Đã copy link

Ngày nay, gốm sứ đã trở thành một mặt hàng rất được đông đảo mọi người ưa chuộng với nhiều thương hiệu khác nhau, thể hiện những đặc trưng kỹ thuật, nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là những hoa văn gốm luôn gây ấn tượng mạnh đối với bất kỳ ai. Hãy cùng gốm sứ Cương Duyên tìm hiểu thêm về hoa văn gốm và thế giới tinh thần của nghề vẽ gốm nhé.

Hoa văn gốm  thường gây ấn tượng với nhiều người ở độ chìm nổi tinh tế mà những người pha màu phải khéo léo và hiểu rõ điều mình muốn truyền đạt trên mỗi tác phẩm gốm là gì. Màu men và xương gốm khi thì hòa làm một, khi thì tách biệt nhau, tạo nên một chiều sâu của mỗi họa tiết.  Ngoài ra, độ chìm nổi của màu men khiến gốm sở hữu cái thần, cái hồn khác hẳn so với những loại đồ sứ được sản xuất công nghiệp đại trà (khi xương gốm tráng men, các hoa văn được in hàng loạt rồi lại được phủ thêm  một lớp men khác).

Những sản phẩm gốm sau khi được lấy ra khỏi khuôn, vuốt cho bề mặt sao cho thật mịn, rồi sau đó được đưa đến tay những người vẽ gốm. Ở đây, sẽ có hai cách để vẽ gốm. Cách thứ nhất là vẽ trên men rạn (màu chàm, ít đất pha trong màu), nhúng men, vẽ rồi mới nung. Cách thứ hai là vẽ màu lên xương gốm, để màu thấm vào gốm, rồi mới nhúng men và nung. Phải có nhiều kinh nghiệm, người ta mới biết được cách pha màu với đất ra sao, nồng độ thế nào, để khi nung xong, màu trên gốm hiện ra đúng theo ý họ.

Vẽ tay trên gốm sứ tại Gốm sứ Cương Duyên

Vẽ gốm là một công việc vừa dễ nhưng cũng vô cùng khó. Những người muốn theo đuổi nghề này sẽ được rèn luyện trong ba tháng và sau đó bắt đầu thực hành trên xương gốm thật. Tuy nhiên, phải mất hàng năm trời họ mới được vẽ các họa tiết phức tạp. Và để có thể vẽ được những mẫu họa tiết mới, phức tạp, họ có thể phải trải qua cả thập kỷ đi theo nghề. Ai xem tranh cũng biết rằng cái hồn của bức vẽ nằm ở nét, và hồn của tranh nằm ở sự tương tác của các lớp màu với nhau và với nền của tranh .Và vẽ gốm, cũng theo đúng tiêu chuẩn đó.

Gốm có thể coi là một loại “giấy” đặc biệt, xương gốm cứng, nhưng lại có độ thấm nhất định. Cái tinh tế của việc vẽ gốm chính là việc biết độ thấm của xương gốm, của mực vẽ đến đâu. Việc chọn loại mực vẽ nào cũng gây ảnh hưởng đến việc cách người ta vẽ lên gốm. Độ chìm nổi tinh tế của màu với men, sự tương tác của chúng là cái hồn của gốm.

Và tất nhiên, dù là một kiểu họa tiết, nhưng màu sắc của từng đợt sản phẩm cũng có cái riêng. Ngoài nồng độ của màu, thì cả việc chọn men phủ lên và độ nóng của lò cũng tạo ra sắc thái riêng của các sản phẩm. Tất nhiên, chính sự biến thiên liên tục, tạo ra được vẻ đẹp đa dạng, cái hồn riêng của mỗi món gốm ấy lại đi kèm với những rủi ro, không phải thử nghiệm nào cũng thành công.

Nhưng sau tất cả, để hoàn thành nên một sản phẩm gốm sứ trang trí hoa văn, họa tiết vẽ tay là biết bao nỗ lực, mồ hôi, công sức và sự tỉ mỉ, chuyên tâm, tài hoa của người nghệ sĩ vẽ gốm. Cho ra những sản phẩm độc đáo, khác hẳn với những đò gốm sứ công nghiệp in giấy đề can thông thường, mỗi sản phẩm đều có nét đẹp riêng, cái hồn riêng mà ở đó là tâm hồn nghệ sĩ, tâm hồn của giá trị Nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Gốm sứ Cương Duyên suốt 30 năm qua vẫn luôn phát huy, kế thừa phương thức chế tác vẽ  tay truyền thống, các hoa văn họa tiết trang trí cũng được lấy cảm hứng từ Lịch sử, Văn hóa gốm cổ truyền Việt Nam, mang đậm bản sắc dân tộc.

GHÉ THĂM KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY:

 +Xưởng chế tác: (8h00 - 22h00)
Lô A51,  KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
 +Nhà cây Gốm sứ: (8h00 - 22h00)
K28-29-30,  KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
 +Cửa hàng giới thiệu: (8h00 - 18h00)
- Số 136A Xóm 5, đường Chợ gốm Bát Tràng
- Số 47C Chợ gốm làng cổ Bát Tràng

Hotline:0914271092

Facebook: https://www.facebook.com/cuongduyen.vn

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại