Hướng dẫn cách tỉa chân nhang đúng phong tục truyền thống

17/12/2020
Nguyễn Minh Đức
Đã copy link

Tỉa chân nhang cho bát hương là một trong những tập tục truyền thống thường diễn ra vào dịp cuối năm. Vì đây là nghi thức vô cùng quan trọng, nên mọi thao tác cần đảm bảo thực hiện đúng để tránh làm phật ý gia tiên, thần linh. Trong bài viết dưới đây dothomenlam.com sẽ hướng dẫn bạn cách tỉa chân nhang đúng phong tục truyền thống cũng như nêu ra một số vấn đề cần chú ý. 

Cách tỉa chân nhang đúng phong tục truyền thống

Trước tiên bạn cần chuẩn bị sẵn các vật dụng hỗ trợ cho công việc lau dọn ban thờ và tỉa chân nhang như: 

  • Rượu trắng.
  • 1 củ gừng
  • 3 khăn sạch
  • Chậu nước sạch

Tiến hành lau dọn bàn thờ và tỉa chân nhang:

  • Bước 1: 

Gọt vỏ gừng, rửa sạch giã nát, rồi cho vào rượu trắng, khuấy tan để thu hỗn hợp nước dùng vệ sinh bàn thờ. 

  • Bước 2: 

Thắp nhang, đồng thời đọc bài văn khấn. Đợi nhang cháy hết thì mới tiến hành quét dọn. Trong trường hợp bạn thực hiện tỉa nhang cùng lúc với ngày tiễn ông Công ông Táo về trời, thì hãy tận dụng nén nhang vừa cháy hết đó để khấn xin tỉa chân nhang cho tiết kiệm thời gian.

  • Bước 3: 

Lót một miếng vải sạch bên dưới bát hương đựng chân nhang. Dùng tay nhẹ nhàng rút từng chân hương ra, gom lại đặt ngay ngắn trên tấm vải đó, hãy cẩn thận không làm bắn tro tung tóe nhé. Chú ý bạn không nên rút sạch chân nhang ra, hãy để lại số chân nhang lẻ, có thể là 3, 5, 7, hoặc 9 tùy bạn. 

  • Bước 4:

Lấy khăn vải sạch khác thấm một ít rượu gừng đã pha, một tay giữ bát nhang, tay còn lại cầm khăn rượu lau thật sạch bề ngoài bát hương. 

  • Bước 5:

Ngâm các vật lễ gồm chén nước, chén rượu, bình hoa, lau đèn, đĩa bày hoa quả… trong chậu nước sạch, rồi dùng khăn khô lau cho sạch. 

  • Bước 6:

Với chân nhang đã rút ra, bạn đốt cho chúng cháy thành tro, rồi vùi tro vào các gốc cây. Chú ý không bỏ tro chân nhang vào thùng rác vì sẽ không hay, không thanh tịnh. Hoặc tránh thả tro xuống nước sông, nước suối vì có thể làm nguồn nước ô nhiễm.

Hình 1: Công việc rút tỉa chân nhang cần được thực hiện nghiêm túc

Thời điểm tỉa chân nhang 

Bên cạnh việc chú trọng thao tác tỉa chân nhang đúng phong tục truyền thống, bạn cũng cần lựa chọn chính xác thời điểm để thực hiện. Tốt nhất hãy chọn ngày sau ngày tiễn ông Công ông Táo về trời, là ngày 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm ông Táo về trời tấu Thiên nên sẽ rất tốt cho gia chủ. 

Thông thường sẽ có 3 loại bát hương phổ biến. Đó là: 

  • Bát hương thờ Phật: gia đình thờ Phật với mục đích cầu mong sự bình an, gặp nhiều may mắn, giải thoát tai ương.
  • Bát hương thờ Thần: thường những gia đình thờ Thần để mong cầu tài lộc, thịnh vượng, công việc làm ăn suôn sẻ. 
  • Bát hương thờ gia tiên: đây là kiểu bàn thờ thông dụng ở nhiều gia đình, để thờ những người đã khuất.

Hình 2: Việc tỉa chân nhang chỉ nên thực hiện trước Tết nguyên đán và sau ngày tiễn ông Táo về trời

Ai là người nên rút tỉa chân nhang?

Có thể bạn không biết nhưng người đảm nhiệm trọng trách tỉa chân nhang cũng đóng vai trò rất quan trọng trong tâm linh, phong thủy. Theo các chuyên gia, việc rút tỉa chân nhang nên do hai người trụ cột trong gia đình thực hiện. Một người sẽ giúp giữ chặt bát hương, trong khi người còn lại sẽ tỉa chân nhang, thuận lợi hơn là một người làm. 

Nếu người tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ là nữ, thì tuyệt đối cơ thể không ở trong chu kỳ kinh nguyệt. Trước ngày thực hiện rút chân nhang, vợ chồng không được có sự tiếp xúc thân mật nào để giữ gìn thân thanh tịnh. Ngoài ra, không ăn các thực phẩm nằm trong giới tứ linh là cá chép, rùa, ba ba, mắm tôm, mắm tép, thịt chó, tỏi…

Trong lúc tỉa chân nhang, tâm trạng cần điều chỉnh ở trạng thái vui vẻ, hoan hỉ, để tránh đem lại khí xấu ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Một số vấn đề cần lưu ý

  • Tuyệt đối không để lại ở bát hương chân nhang số lẻ vì sẽ vi phạm điều cấm kỵ trong phong thủy.
  • Khi tỉa chân nhang, tốt hơn hết hãy giữ cho lư hương yên vị, tránh làm xê dịch, hoặc xoay mặt đi hướng khác.
  • Nhà ở có nhiều bàn thờ thì đều tiến hành tỉa chân nhang hết.
  • Cách tốt nhất để vừa lau sạch bàn thờ vừa mang lại hương thơm nhẹ nhàng, tinh tế cho một năm khởi đầu mới là sử dụng dung dịch điều chế từ các thảo dược tự nhiên như lá bưởi, lá hương nhu, bồ kết... 
  • Nếu người tỉa chân nhang là nữ nhân thì nên để lại trong lư hương số chân nhang là 9, 19 hoặc 29 vì đây là các con số hợp phong thủy. Trong khi nếu là nam nhân thì nên để 7, 17, 27, hoặc 37 chân nhang lại.

Hình 3: Để đảm bảo công việc tỉa chân nhang đúng truyền thống, bạn nên tham khảo các điều cần tránh để không phạm lỗi cấm kỵ

Xem thêm:

Bài viết trên đây là hướng dẫn cách tỉa chân nhang đúng phong tục truyền thống, kèm theo đó là các thông tin quan trọng về thời điểm, người thực hiện. Chúc bạn áp dụng thành công nhé.

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại