Lễ Vu Lan và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

21/08/2020
PHẠM CẨM LINH
Đã copy link

Thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ người đi trước là một truyền thống chưa từng phai nhạt suốt nghìn năm qua, một nghi lễ thiêng liêng gắn kết những thế hệ người Việt dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. 

Tục thờ tổ tiên có từ khi nào?

Nhắc tới truyền thống thờ cúng, tế lễ của người Việt ta, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta có tục lệ này do du nhập văn hóa từ Trung Hoa trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc. Phật giáo và Đạo giáo được mang tới từ phương Bắc đã xâm nhập vào đời sống văn hóa và định hình cho tổ tiên của chúng ta về việc thờ cúng. Tuy nhiên, điều đó không phải chính xác.

Nếu nhìn lại bề dày và tinh hoa văn hóa Việt Nam, chúng ta thấy rằng từ trước cả thời Bắc thuộc rất nhiều thế kỷ, chúng ta đã có những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết và sự tích về muôn loài. Người Việt từ thuở sơ khai đã có niềm tinh mãnh liệt vào các đấng siêu nhiên. Tổ tiên chúng ta tin rằng muôn loài đều có linh hồn: từ côn trùng, cây cỏ cho tới vật nuôi và tất nhiên là cả con người. Linh hồn luôn gắn liền với thể xác khi chúng ta tồn tại trên thế giới này. Nhưng khi chúng ta ra đi, thể xác tan biến và hòa vào thiên nhiên, còn linh hồn tách ra và đi sang một thế giới khác. Khi một người thân yêu trong gia đình trút hơi thở cuối cùng, người xưa tin rằng linh hồn của họ đã thoát ra để sang thế giới bên kia. Thế nhưng, dù đã âm dương xa cách, linh hồn của những người ra đi vẫn luôn tồn tại và dõi theo con cháu của mình. 

Thờ cúng tổ tiên song hành với thờ cúng các bậc thần linh, các đấng siêu nhiên từ đó mà hình thành, như một cách thức để người sống giao tiếp với người ở cõi âm, để cầu xin được ông bà, cha mẹ và các bậc tổ tiên phù hộ, giúp cho tai qua nạn khỏi và gặp nhiều điều may mắn.

Sau này, trong những năm Bắc thuộc, nền văn hóa thuần Việt vốn có của ông cha ta giao thoa với Phật giáo và Đạo giáo đến từ phương Bắc (mặc dù Phật giáo vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ). Trải qua hàng thế kỷ, người Việt xưa đã chắt lọc những tinh hoa lớn nhất của Phật giáo và một phần của Đạo giáo để dung hòa vào tín ngưỡng của mình, làm phong phú thêm truyền thống thờ cúng và tưởng nhớ tổ tiên.

 

Đôi điều về lễ Vu Lan và tháng bảy

Ghi chép của Phật giáo cho biết lễ Vu Lan có nguồn gốc từ câu chuyện Đại Đức Mục Kiền Liên – một Tỳ kheo của Đức Phật – cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ sau khi bà qua đời. Được Đức Phật dạy, Mục Kiền Liên đã nhờ sức của chư tăng cùng làm lễ giải thoát mẹ của mình vào ngày rằm tháng bảy. Từ đó, ngày rằm tháng bảy hàng năm được coi là ngày báo hiếu cha mẹ, nhớ ơn ông bà, tổ tiên và được gọi là ngày lễ Vu Lan.

Ngày lễ Vu Lan cũng đồng thời là ngày xá tội vong nhân, có nghĩa là trong ngày đó, nhờ tình yêu thương và lòng thành tâm của tất cả mọi người, không chỉ cha mẹ và tổ tiên mỗi người mà tất cả mọi vong linh, cô hồn trước đây bị đầy đọa đều có thể được xá tội và siêu thoát.

Hiểu thấu điều đó thì chúng ta thấy rằng tháng bảy Âm lịch không phải khoảng thời gian đáng sợ hay dễ gặp rủi ro như nhiều quan niệm. Thay vào đó, đây là khoảng thời gian đáng trân quý mỗi năm, khi mà nhà nhà đều hướng về cội nguồn, cùng tưởng nhớ và tri ân ông bà, cha mẹ và muôn vàn thế hệ đi trước.

Khi rằm tháng bảy tới, chỉ cần mỗi người giữ tâm thật trong sáng và bình an, một lòng hướng về cha mẹ, tổ tiên khi làm lễ, thì mọi may mắn đều sẽ tới.

 

Chọn đồ gốm sứ cho bàn thờ ngày lễ

Tháng bảy có tầm quan trọng như vậy, nên việc lau dọn, sửa sang cho bàn thờ là vô cùng cần thiết trong mỗi gia đình. Nếu bàn thờ không sạch sẽ, không tươi mới và gọn gàng thì sao thể hiện được hết tầm lòng hướng về cha mẹ, tổ tiên. Tiếp đó, một bàn thờ trang trọng còn cần được chọn hướng sao cho phù hợp, đúng với phong thủy và hợp với hướng của gia chủ.

Ngoài việc lau dọn và chọn hướng thì chuẩn bị đồ thờ cúng cho bàn thờ mỗi khi tới dịp lễ tết cũng hết sức quan trọng. Có nhiều nguyên liệu được sử dụng để chế tác các vật phẩm tâm linh và thờ cúng. Nhưng trong số đó, có lẽ gốm sứ là vật liệu phù hợp hơn cả.

Sản phẩm gốm sứ mang lại cảm giác thanh thoát, trong sáng, như một luồng gió mát lành mang theo khí tốt tràn ngập trên bàn thờ, thể hiện tấm lòng thành tâm của con cháu hướng về cha mẹ, tổ tiên.

Riêng đối với Cương Duyên, việc chế tác các sản phẩm phục vụ thờ cúng luôn được hết sức chú trọng bởi cả giá trị thẩm mỹ lẫn ý nghĩa tôn nghiêm của mỗi sản phẩm. Mỗi bát hương, mỗi đĩa thờ hay chân nến đều cần được chế tác một cách tròn trịa, thanh thoát. Mỗi họa tiết đều được vẽ tay một cách công phu. Và cuối cúng, nước men là vô cùng quan trọng. Một vật phẩm bày trên bàn thờ gia tiên sẽ thể hiện hết được giá trị tâm linh và lòng thành kính của con cháu nhờ nước men sáng bóng, bền vững theo thời gian.

Hãy thử nhìn những vật phẩm thờ cúng ra đời qua những đôi bàn tay tài hoa và tha thiết yêu nghề của những người nghệ nhân Cương Duyên.


Với những người làm nghề gốm chúng tôi, chế tác ra những vật phẩm phục vụ thờ cúng cho mỗi gia đình, mỗi đền chùa vừa là trọng trách, vừa là cả một niềm tự hào, bởi qua đó, mỗi nghệ nhân của Cương Duyên đều mang một sứ mệnh to lớn: sứ mệnh nâng tầm cái đẹp và bảo tồn nét tôn nghiêm.

Tháng bảy đã tới và ngày lễ Vu Lan đang rất gần, Cương Duyên vẫn đang nỗ lực mỗi ngày để tạo ra những sản phẩm đẹp nhất, ý nghĩa nhất để giới thiệu với khách hàng. Kính mời quý khách tham khảo sản phẩm của Cương Duyên tại đây và liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất.

CƠ SỞ SẢN XUẤT GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
•    Xưởng chế tác: Lô A51, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
•    Showroom: K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
•    Cửa hàng 1: Số 136A, Xóm 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
•    Cửa hàng 2: Số 47C, Chợ gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
•    Điện thoại: 0914 271 092
•    Email: cuongduyen.vn@gmail.com
 

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại