Nên tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo?

17/12/2020
Nguyễn Minh Đức
Đã copy link

Bàn thờ là khu vực tôn nghiêm rất được chú trọng trong ngôi nhà. Mục đích sử dụng bàn thờ là để bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và thần linh, cũng như mong cầu về một cuộc sống bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Vào mỗi dịp Tết, công tác dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang đã trở thành nghi lễ cổ truyền và nhất định phải có ở mỗi gia đình. Vậy nên tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo? Hãy cùng dothomenlam.com đi tìm lời giải cho thắc mắc nhiều người băn khoăn này nhé.

Nên tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo?

Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, tất cả các gia đình có thờ cúng gia tiên, thần linh đều phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ bàn thờ, tỉa chân nhang đã cũ hoặc thay những lễ vật quan trọng đã cũ bằng lễ vật mới. Tất cả đều là cách để bày tỏ tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên và các vị thần. 

Theo quan niệm trong phong thủy, bát hương được xem là biểu tượng của bàn thờ. Vì thế cho dù bạn có lau dọn bàn thờ như thế nào thì tuyệt nhiên không được làm xê dịch bát hương, nếu bát hương bị động sẽ không tốt, có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của các thành viên trong gia đình.

Sau một năm dài thờ cúng, chân nhang cũng theo đó mà đầy ắp, cản trở sự thắp hương bái thỉnh cho các năm sau. Do đó công việc cần làm trước khi đón chào năm mới luôn là rút tỉa chân nhang. 

Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành tỉa chân nhang là khi nào? Dựa trên các nghiên cứu của chuyên gia phong thủy, tỉa chân nhang nên được thực hiện vào sau ngày 23 tháng Chạp, tức là ngày ông Công ông Táo chầu trời. 

Lý giải cho thời gian này là để trùng với thời gian ông Táo, bà Táo đi vắng, gia chủ có thể tranh thủ làm sạch bàn thờ. Sau khi quay trở về, các vị thần nhìn thấy sự sạch sẽ, trang nghiêm của bàn thờ, sẽ rất hài lòng và ghi nhận thành ý của gia chủ trong nhà.

Hình 1: Thời điểm tốt nhất để  tỉa chân nhang nên là sau ngày cúng ông táo

Hướng dẫn cách tỉa chân nhang đúng chuẩn

Thông thường, khi dọn dẹp bàn thờ sẽ đi kèm với công tác tỉa chân nhang. Do đó bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Vài miếng khăn sạch.
  • Giấy sạch.
  • Nước ngũ hương chiết xuất từ rượu gừng hoặc tinh dầu quế.
  • 1 chiếc muỗng sạch
  • Chậu nước sạch.

Các bước dọn dẹp và tỉa chân nhang chuẩn phong thủy:

  • Bước 1: Chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên bàn thờ, không cần quá cầu kỳ vì đây là nghi lễ cần thực hiện để xin phép ông bà, thần phật cho bạn dọn dẹp bàn thờ. Tuy nhiên bạn cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm chỉnh mới bắt đầu thắp nhang xin phép.
  • Bước 2: Tiến hành lau dọn sạch sẽ từ phía trên xuống dưới. Hạ những lễ vật trên bàn thờ xuống, trừ bát hương, rửa sạch bằng nước. Lau khô và đặt ngay ngắn ở vị trí ban đầu. 
  • Bước 3: Trải giấy sạch ra dưới bát hương. Rút lần lượt các chân hương cũ ra, đặt trên giấy sạch này. Một tay giữ thân bát hương, tay còn lại thì rút chân nhang, tuyệt đối không làm xê dịch bát hương để tránh vi phạm điều cấm kỵ trong phong thủy. Nếu thấy cát trong bát hương không sạch, bạn nên dùng muỗng xúc bớt tàn hương ra cho sạch sẽ.
  • Bước 4: Giữ lại một ít chân hương để không khiến bát hương bị trống quá. Số lượng chân hương nên là các số lẻ như 3, 5, 7, 9,... 
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn thắp một nén nhang khác lên bàn thờ, mang ý nghĩa báo cáo đã hoàn thành công việc dọn dẹp và tỉa chân nhang với gia tiên, thần linh.

Hình 2: Việc tỉa chân nhang sẽ không gặp trở ngại gì nếu bạn dành ra ít thời gian tham khảo cách thực hiện

Lưu ý gì khi tỉa chân nhang và dọn dẹp bàn thờ?

  • Tuyệt đối không thay đổi vị trí của bát hương. Nếu muốn xê dịch phải làm lễ xin phép và  xin an vị theo truyền thống.
  • Theo nguyên tắc, nếu người tỉa chân nhang là nữ thì giữ lại 9, 19 hoặc 29, 39 chân nhang. Với nam giới, thì để 7, 17, 27, hoặc 37 chân nhang là đẹp.
  • Để bàn thờ được khử sạch tà khí, lưu lại hương thơm nhẹ nhàng tinh tế, bạn nên dùng hỗn hợp nước làm từ thảo dược tự nhiên như lá bưởi, lá hương nhu, bồ kết... 
  • Nếu trong nhà có nhiều bàn thờ thì khi hạ lễ vật xuống để vệ sinh, bạn không được để lẫn vào nhau, cần đặt riêng để đảm bảo không phạm húy.
  • Sử dụng muỗng để múc từ từ tro ra ngoài, tuyệt đối không đổ tro hết một lần vì theo quan niệm của người xưa hành vi này có thể ảnh hưởng tài lộc cho gia chủ.
  • Nếu trên bàn thờ đặt 3 bát hương thì hãy thực hiện tỉa chân nhang theo thứ tự ở giữa, bên trái, và bên phải. 

Hình 3: Vì là khu vực thờ cúng tôn nghiêm nên bạn cần nắm rõ các nguyên tắc cơ bản để tránh làm kinh động đến gia tiên, thần linh

Xem thêm:

Mong rằng với những thông tin chi tiết trên đây bạn đã hiểu rõ thời điểm hợp lý để tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo rồi nhé. Chúc bạn thực hiện thành công để đón chào một năm mới hạnh phúc, an lành cùng gia đình.

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại