Những lưu ý khi bốc bát hương về nhà mới

Phong tục thờ cúng của người Việt Nam
Với một đất nước có tín ngưỡng phát triển như Việt Nam thì thờ cúng đã trở thành văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh. Bát hương là một vật phẩm không thể thiếu trên mỗi ban thờ người Việt. Bát hương được coi là cầu nối, nơi giao thoa giữa hai cõi dương gian và âm thế. Đây chính là nơi để con cháu thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn và đem những ước vọng của bản gia đình gửi gắm đến ông bà tổ tiên. Việc bốc bát hương về nhà mới hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm sao cho đúng nghi lễ và chuẩn phép tắc. Nhiều người cho rằng việc bốc bát hương phải do thầy hay những người có kinh nghiệm mới bốc được. Nhưng thực tế việc tự tay gia chủ bốc bát hương mới thật sự linh ứng bởi chỉ cần lòng thành kính và đúng quy trình để tránh mạo phạm là được.
Ảnh ban thờ được sắp xếp khi về nhà mới
Cần những gì để bốc bát hương về nhà mới
Việc bốc bát hương vô cùng quan trọng, gia chủ nên đi xem để chọn ngày và giờ lành sao cho việc làm đó trở nên thuận lợi hơn. Tiếp đến là việc chuẩn bị bát hương và lau rửa sạch sẽ để loại bỏ đi những uế khí rồi mới đặt lên ban thờ. Gia chủ có thể dùng gừng giã nhỏ hòa thêm một chút rượu trắng cho vào nước đun sôi, sau đó sử dụng khăn sạch (nên là khăn mới mua) để lau chùi. Lau ướt xong, dùng một khăn sạch khác lau khô lại là chúng ta đã hoàn thành xong việc làm sạch bát hương. Bộ di hiệu, tro bát hương và bộ thất bảo là những thứ không thể thiếu bên trong chiếc bát hương. Tờ hiệu là giấy viết tên gia chủ và tên người được thờ, thường là giấy vàng in chữ đỏ. Tên người được thờ viết ở giữa bằng chữ quốc ngữ hoặc chữ Hán. Ngoài ra, khi bốc bát hương không thể thiếu bộ thất bảo gồm: Thiết Vàng, Thiết Bạc, Xà Cừ (Ngọc Trai), San Hô, Ngọc Bích, Hổ Phách, Mã Não. Bộ cốt này được gói trong giấy tráng kim đặt dưới đáy bát hương. Đây là 7 vật quý người xưa luôn coi trọng trên dương thế, là sự kết tinh của vũ trụ mang trường năng lượng đặc biệt, chiêu cảm được thần thức của các vị thần linh, chư tiên cai quản tại mảnh đất của gia đình nhằm cầu mong cho con cháu có sức khỏe, làm ăn phát tài, phát lộc. Cuối cùng là tro bát hương, tro đặt vào trong bát hương phải là tro sạch, được đốt từ rơm nếp mới là tốt nhất, tro cần sàng mịn trước khi đem dùng.
Bát hương "Song Long Chầu Nguyệt" dành cho ban thờ nhà mới
Việc sắm lễ chuẩn bị cho việc bốc bát hương về nhà mới là điều không thể bỏ qua. Về cơ bản việc sắm lễ gồm mâm ngũ quả, hoa tươi, gạo, muối, 3 chén nước, trầu cau, tiền vàng và 1 mâm cơm canh (không hành tỏi). Việc làm này giúp cho nghi lễ trở nên đày đủ và thể hiện lòng thành của gia chủ với bề trên. Khi thực hiện bốc bát hương, gia chủ cần rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào và thực hiện theo hai cách sau đây
- Cách 1: Vừa bốc vừa đếm theo Sinh - Lão - Bệnh - Tử và nắm tro cuối cùng là "sinh"
- Cách 2: Bốc tro vào bát hương dừng ở nắm cuối là nắm lẻ
Bát hương ngay sau khi bốc xong đặt lên ban thờ có thể thắp hương ngay, lúc này việc cuối cùng là gia chủ cần đọc văn khấn để làm lễ an vị bát hương và tránh việc bát hương di chuyển nhiều vì đó là phạm vào điều cấm kỵ trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam ta.
Ảnh ban thờ đầy đủ nghi thức sắm lễ khi về nhà mới
Lời kết:
Trên đây là chia sẻ từ những kinh nghiệm hiểu biết trong việc sản xuất và cung cấp đồ thờ tại xưởng gốm sứ Cương Duyên. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho việc bốc bát hương về nhà mới của gia chủ trở nên thuận lợi hơn.
-------------
CƯƠNG DUYÊN BÁT TRÀNG
𝑆𝑢̛́ 𝐻𝑎̣𝑛𝑔 𝑆𝑎𝑛𝑔 - 𝐿𝑎𝑚 𝐻𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑇ℎ𝑜𝑎̣𝑖
🎯 Website: www.dothomenlam.com/
🎯 Hotline: 0968 505 268
🎯 Hệ thống chi nhánh:
▪ Lô A51 KCN Bát Tràng - Huyện Gia Lâm - TP. Hà Nội
▪ Showroom Nhà cây Gốm sứ: K28-29-30
▪ Cửa hàng Số 16 đường Chợ Gốm Bát Tràng
▪ Cửa hàng Số 47C Chợ gốm làng cổ Bát Tràng
