Tại sao cần phải thờ cúng tổ tiên?

22/11/2020
PHẠM CẨM LINH
Đã copy link

Nói tới văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt Nam thì chúng ta đều biết rằng thờ cúng tổ tiên là điều quan trọng và thân thuộc nhất với mỗi người, mỗi gia đình. Ngày nay, việc duy trì và phát triển văn hóa này vẫn hơn lúc nào hết cần được đề cao. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thờ cúng tổ tiên.

 

Thờ cúng tổ tiên là gì?

Trong văn hóa truyền thống của người Việt ta, thờ cúng tổ tiên là một hoạt động gắn liền với gần như tất cả mọi gia đình, trong suốt rất nhiều thế kỷ, thậm chí thiên niên kỷ. Văn hóa này thường được gọi là Đạo ông bà, hay Đạo hiếu.

Người Việt Nam ra tin rằng cái chết không phải là kết thúc. Sau khi chết, linh hồn của người đã khuất đi tới Âm phủ và tiếp tục cuộc sống với đầy đủ những sinh hoạt và nhu cầu như khi còn trên dương thế. Bởi thế mà người ta thường có câu “trần sao âm vậy”, ý rằng những hoạt động, sinh hoạt của con người khi còn sống ra sao thì khi mất đi cũng sẽ như thế. Và vì vậy, việc thờ cúng, về mặt tâm linh, có ý nghĩa là để người sống gửi tới cho người đã khuất – mà ở đây chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân khác của mình – lễ vật, đồ ăn và nhiều thứ khác.

Mặt khác, quan trọng hơn là việc thờ cúng tổ tiên là để tưởng nhớ người đã khuất. Thờ cúng là cách để thông qua đó chúng ta thể hiện sự thành kính, biết ơn tổ tiên, ông bà, là cách để hướng về quá khứ và trân trọng những gì đã qua. Và như vậy, trong mỗi gia đình, việc thờ cúng còn là để giáo dục con trẻ về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Với những ý nghĩa như vậy, hoạt động thờ cúng đã gắn liền biết bao đời nay với tập quán sinh hoạt của người Việt Nam. Thờ cúng có thể rất đơn giản với việc chỉ cần một bàn thờ nhỏ với bát hương được thắp vào mỗi dịp giỗ chạp, đầu tháng hay ngày rằm; nhưng cũng có thể là hoạt động thường ngày với bàn thờ khang trang và nhiều vật phẩm, lễ vật.

 

Thờ cúng tổ tiên không đồng nhất với Đạo Phật

Nhiều người cho rằng thờ cúng tổ tiên đồng nhất với hoạt động tâm linh trong Phật giáo, và như vậy nếu không theo Phật thì không cần phải thờ cúng. Điều này là không đúng. Về nguồn gốc, việc thờ cúng tổ tiên đã có mặt trong nếp sống của người Việt Nam từ hàng nghìn năm trước, trong thời kỳ sơ khai nhất của nền văn hóa. Trong khi đó, Phật giáo du nhập vào nước ta muộn hơn nhiều, vào thời kỳ Bắc thuộc với sự có mặt của người Trung Quốc.

Khi Phật giáo du nhập vào và trở nên quen thuộc với một bộ phận lớn người Việt Nam, việc thờ Phật và thờ tổ tiên có xuất hiện nhiều điểm tương đồng. Ở nhiều gia đình, trên ban thờ bao gồm cả bát hương thờ Phật (cao nhất) và bát hương dành cho tổ tiên, ông bà.

Như vậy, thờ cúng tổ tiên, hay còn gọi là Đạo ông bà, không phải là một nghi lễ Phật giáo. Ở khía cạnh nào đó, nó có thể được coi là một loại tôn giáo, tín ngưỡng riêng của người Việt, hay cũng có thể coi đơn giản hơn là một truyền thống văn hóa, một tập quán sinh hoạt lâu đời của chúng ta. Vì thế, dù là người không theo Đạo Phật, hay thậm chí là người theo những tôn giáo khác, thì việc thờ cúng tổ tiên không hề có mâu thuẫn nào mà vẫn luôn là điều cần thiết.

 

Ý nghĩa tâm linh

Như đã nói trên, người Việt ta từ xưa tin rằng người đã khuất vẫn tiếp tục sống trong một thế giới khác, thường gọi là Âm phủ. Vì sự tồn tại song song này, người đã khuất không phải hoàn toàn không còn liên quan tới thế giới thực tại của dương thế. Để duy trì mối liên hệ với thế giới bên kia, chúng ta cần thực hiện những nghi lễ thờ cúng, dù chỉ đơn giản nhất là thắp hương hàng tháng. Khi một nén hương được thắp lên, nó trở thành cầu nối để linh hồn của tổ tiên trở về, hưởng những lễ vật mà con cháu dùng lòng thành kính dâng lên, đồng thời cũng qua đó mà biết về cuộc sống của con cháu, phù hộ cho con cháu có được may mắn và hạnh phúc.

 

Truyền thống không thể mất

Cho dù có cần tới sự phù hộ của tổ tiên hay không, thì mỗi con người chúng ta không thể rũ bỏ quá khứ, rũ bỏ cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Uống nước nhớ nguồn từ bao đời nay đã luôn là một truyền thống mà người Việt ta trân quý và tự hào. Chúng ta luôn nhớ rằng nhờ có ông bà, tổ tiên thì ta mới có được sự sống và có được mọi điều tốt đẹp ngay lúc này. Vì vậy, tưởng nhớ tổ tiên không chỉ để mong cầu được phù hộ, mà đó còn là sự thành kính và biết ơn, là nét văn hóa đẹp cần giữ gìn.

Không chỉ thế, thờ cúng còn là sinh hoạt văn hóa đậm tính nhân văn trong mỗi gia đình. Những dịp cúng bái, giỗ chạp luôn là lúc để gia đình, họ hàng sum vầy, cùng ôn lại những kỷ niệm đã qua, và truyền cho những thế hệ sau ý thức về lòng biết ơn.

 

Chọn đồ thờ sao cho phù hợp

Nghi lễ thờ cúng quan trọng như vậy, nên việc chọn đồ thờ ra sao cũng không thể bị coi thường, dễ dãi. Bát hương hay những vật phẩm thờ cúng chính là những lễ vật kết nối người sống với ông bà, tổ tiên đã ra đi. Nếu như bát hương được chế tác cẩu thả thì không thể hiện được sự thành kính và trân trọng.

Một số đồ thờ gốm sứ men lam Huế do Cương Duyên chế tác.

 

Để chọn được bát hương và đồ thờ tốt về chất liệu và đẹp về thẩm mỹ, quý khách nên tham khảo ở những cơ sở chế tác có uy tín. Cương Duyên là một địa chỉ như vậy. Là một trong những cơ sở sản xuất uy tín và giàu truyền thống nhất làng gốm sứ Bát Tràng, nhiều năm qua Cương Duyên đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm gốm sứ phục vụ hoạt động thờ cúng, tâm linh.

Sản phẩm của Cương Duyên được chế tác tỷ mỉ qua công đoạn vẽ tay và tạo màu bằng chất men lam Huế đặc trưng, độc quyền được khách hàng khắp mọi nơi ưa chuộng. Để chọn được những bát hương và những bộ đồ thờ đẹp nhất, đúng nghi lễ tâm linh và phong thủy nhất, xin mời quý khách liên hệ và ghé thăm xưởng sản xuất cùng showroom trưng bày sản phẩm của Cương Duyên để được tư vấn và hỗ trợ.

 

CƠ SỞ SẢN XUẤT GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
•    Xưởng chế tác: Lô A51, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
•    Showroom: K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
•    Cửa hàng 1: Số 136A, Xóm 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
•    Cửa hàng 2: Số 47C, Chợ gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
•    Điện thoại: 0914 271 092
•    Email: cuongduyen.vn@gmail.com

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại