Tên gọi và ý nghĩa các vật dụng trong bộ đồ thờ cúng gia tiên

Bàn thờ đầy đủ bao gồm những gì ?
Bàn thờ là một thế giới tâm linh, nơi mà kết nối giữa người dương và người cõi âm, bởi thế một bàn thờ Gia tiên đầy đủ bao gồm nhiều thứ, tuy nhiên cái chính vẫn xoanh quanh các chư vị, các người đã khuất trong gia đình thông qua các bài vị, các bức ảnh đóng khung.
Đồ thờ cúng Bát Tràng không chỉ được đánh giá từ vẻ đẹp sang trọng tinh xảo trong từng đường nét hoạ tiết mà chúng còn được xem như là Một Trong Những tác phẩm tiêu biểu cho truyền thống sản xuất gốm sứ lâu đời của Cha Ông. Gốm sứ Bát Tràng nói chung và đồ thờ cúng Bát Tràng nói riêng đang là một trong những vật phẩm không thể thay thế trong cuộc sống hiện đại.
Bộ bàn thờ gia tiên chuẩn mực bao gồm các vật phẩm thờ cúng khác nhau. Mỗi vật phẩm lại mang một ý nghĩa đặc biệt mà khi đặt trên bộ bàn thờ nó toát lên được tầm vóc của yếu tốt tâm linh, văn hoá thờ cúng và tâm nguyện của mỗi gia đình dành cho bật tổ tiên, bề trên và Thần Phật.
Ý nghĩa của vật phẩm thờ cúng trong không gian thờ tự.
Từ xa xưa, dân tộc Việt đã có tục lệ thờ cúng tổ tiên, ông bà, .., điều này dựa trên cơ sở niềm tin về sự tồn tại vĩnh viễn của các linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng linh hồn ông bà, cha mẹ sẽ về thǎm nom, phù hộ cho con cháu. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Chính vì vậy Không gian thờ cúng luôn là nơi người dân Việt Nam đặt ở vị trí trang trọng nhất. Dù gia đình khá giả hay nghèo khó thì việc bài trí không gian thờ cúng luôn được coi trọng và chăm chút cẩn thận.
Đồ thờ cúng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện lòng thành tâm hiếu nghĩa đối với người đã khuất. Vì thế lựa chọn bộ đồ thờ cao cấp, chất lượng tốt luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi gia đình. Vậy đồ thờ cúng phải gồm những gì, phải được trưng bày ra sao để có được một không gian trang trọng và linh thiêng?
- Bát hương: Bát hương được xem là vật quan trọng, linh thiêng nhất trên bàn thờ gia tiên. Là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Đa số người đều có niềm tin rằng, tổ tiên, ông bà mình có năng lực ban phúc hay trừng phạt con cháu. Cho nên, việc thờ cúng tổ tiên ngoài ý nghĩa chính là con cháu “nối dõi tông đường”, còn hàm ý “phù trợ” của ông bà cho con cháu phát đạt.
- Lư hương (Hoặc đỉnh): Đỉnh thờ dùng để đốt trầm hương trong những ngày lễ, ngày tết, tạo hương thơm thanh khiết, không khí linh thiêng, tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Trên nắp đỉnh là con lân, con nghê thể hiện sự tối cao và uy nghi.
- Đôi hạc đứng trên lưng rùa: Sản phẩm hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm dương, thanh cao và trường tồn, giúp gia tiên ngày càng ấm no, hạnh phúc.
- Đôi chân nến: Ngoài việc dùng để thắp thì đôi chân nến còn mang ý nghĩa phong thủy: Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Tại Gốm Tâm Linh đôi chân nến được làm thủ công với họa tiết hoa văn đắp nổi, bên ngoài phủ lớp men rạn cổ của gốm sứ tâm linh nghệ nhân Phạm Đạt. Sản phẩm được nung ở nhiệt đồ từ 1200- 1300 độC nên có độ bền rất cao, mà giá cả vô cùng hợp lý.
- Đèn dầu: Đèn dầu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trên bàn thờ ở các gia đình hoặc đình chùa để giữ lửa và để lấy lửa thắp hương trong các kì cúng lễ hay giỗ chạp. Thắp đèn, dâng hương cầu mong gia tiên phù hộ độ trì, thành kính mời ông bà, ông vải về ăn cỗ cúng và tin rằng tấm lòng thành kính của người thắp hương sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng.
- Đài thờ, chóe thờ: Bộ Đài thờ gồm 3 đài nhỏ có nắp và trên nắp có núm để cầm. Ba đài này dùng để chứa rượu, nước, muối hoặc gạo tùy theo phong tục từng nơi với ý nghĩa mong muốn sung túc, đủ đầy.
- Kỷ, ngai chén thờ: Bộ ngai chén thờ dùng để đựng nước hoặc rượu tượng trưng cho sự vững chắc, bền lâu.
- Ống đựng hương: Đôi ống đựng hương được đặt ở 2 bên ngoài đựng hương hoặc cắm đũa trên bàn thờ gia tiên, thể hiện sự ngăn nắp, quy củ và lòng thành kính nhất.
- Lọ hoa: Đôi lọ hoa được đặt ở hai bên bàn thờ dùng để cắm hoa trong những ngày lễ, tết. Đem đến cho không gian thờ tự sự mát mẻ, cùng sự thanh tịnh trong mỗi người. Ngoài những vật phẩm thờ cúng trên còn rất nhiều những vật phẩm khác, tùy vào không gian thờ tự của mỗi gia đình mà lựa chọn và sắp xếp sao cho hợp lý sao cho vừa đáp ứng được lòng thành kính, trang nghiêm mà vẫn đúng chuẩn mực về thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam.
