Văn Hóa Thờ Cúng Ngày Tết Ở Việt Nam Và Những Điều Đặc Biệt Nhất

03/02/2021
Nguyễn Minh Đức
Đã copy link

Dịp Tết cổ truyền chính là thời điểm đặc biệt quan trọng trong đời sống người Việt. Văn hóa thờ cúng ngày Tết ở Việt Nam cũng vì thế mà có nhiều điểm đặc sắc. Bài viết này của Đồ Gốm sứ Cương Duyên sẽ giúp bạn tìm hiểu về những điều độc đáo trong văn hóa thờ cúng của người Việt.

Tết Nguyên Đán - Thời khắc quan trọng bậc nhất trong năm

Tết Nguyên Đán chính là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Không chỉ là thời điểm mỗi người thêm một tuổi mới, giao thừa còn là lúc trời đất giao hòa, âm dương hòa hợp với thật nhiều ý nghĩa tốt đẹp.


Trong văn hóa người Việt, mọi người sẽ trở về nhà sum họp trong năm mới. Đây chính là lúc gia đình được quây quần sum họp, cùng nhau tổ chức những nghi lễ tiễn năm cũ, đón chào năm mới.
Khi đến Tết, mọi người sẽ rũ bỏ những câu chuyện năm cũ. Đồng thời cùng nhau cầu nguyện và hướng về một năm mới tốt đẹp hơn. Đây thực sự là một nét đẹp văn hóa độc đáo, không thể thiếu đối với người Việt Nam.

>> 10 mẫu bàn thờ phật trang trọng.

Văn hóa thờ cúng ngày Tết ở Việt Nam và những điều đặc biệt bạn nên ghi nhớ

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn những điều đặc biệt trong ngày Tết của người Việt. Thông tin này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

Cúng ông Công, ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp, quan niệm của dân gian cho rằng ông Công, Ông Táo sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc của năm cũ với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Chính vì vậy, mọi người thường dành thời gian dọn dẹp nhà cẩn thận và chuẩn bị mâm cơm cúng ông Táo.


Với mỗi gia đình, ngày lễ này đều có ý nghĩa rất lớn. Vì ông Táo thể hiện cho mong cầu về sự ấm no, hạnh phúc của một gia đình trong quan niệm cũ xưa. Chính vì vậy, mọi người thành tâm khẩn cầu trong dịp này với mong muốn cả nhà bình an, hạnh phúc và sung túc.

Xem thêm:

Thăm mộ tổ tiên

Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp, mọi người sẽ dành thời gian cùng gia đình của mình đi thăm mộ tổ tiên. Lúc này mộ phần sẽ được dọn dẹp cẩn thận. Khi cúng, mọi người sẽ mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.


Tùy từng gia đình, mọi người sẽ có cách dọn mộ khác nhau. Có gia đình bày lễ cúng, có gia đình không. Tuy nhiên, mọi người nên chú ý mang theo hoa tươi cắm trên mộ để mang không khí mùa xuân đến với ông bà, tổ tiên của mình.

Dọn nhà

Thời điểm cuối năm, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ những đồ đạc cũ không còn dùng đến. Đây chính là điều thể hiện mong cầu vứt đi những điều xui rủi của năm cũ và đón chào năm mới tốt đẹp hơn.


Không chỉ vậy, việc dọn dẹp còn mang ý nghĩa cả nhà cùng nhau sum họp, vứt bỏ đi những mâu thuẫn và điều không vui. Từ đó, cùng nhau nguyện cầu sự hòa thuận, bình an khi năm mới đến.
>> Xem thêm: Ý nghĩa hình tượng quan Công - vị trí trưng bày..

Chơi hoa năm mới

Tết đến Xuân về là mùa trăm hoa đua nở, khoe sắc để đón thời điểm chuyển giao của đất trời. Mỗi loài hoa mang ý nghĩa đặc sắc cùng hương thơm, màu khác nhau. 


Với vẻ đẹp của mình, những loại hoa tươi thắm thực sự là một phần quan trọng trong các gia đình. Nó sẽ giúp không gian mùa xuân thêm phần tươi mới, thể hiện nét đẹp rực rỡ của đất trời trong thời khắc giao mùa.
Nếu ở miền Nam ưa chuộng hoa mai, người miền Bắc lại đặc biệt yêu thích hoa đào cùng quất. Những loại cây này khiến không gian mùa xuân thêm rực rỡ.

Gói bánh chưng/ bánh Tét

Bánh chưng, bánh Tét có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa thờ cúng ngày Tết ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ ràng trong Sự tích Bánh chưng bánh dày.
Vào những ngày cuối năm, mọi người sẽ ngồi lại cùng nhau gói bánh, luộc bánh. Từ đó, có đủ đồ cúng giao thừa cũng như dành thời gian cả gia đình quây quần với nhau.


Trước đây, các gia đình thường tranh thủ buổi đêm luộc bánh. Trong tiết trời se lạnh của mùa xuân, hình ảnh cả nhà quây quần bên bếp lửa thực sự là một hình ảnh tuyệt đẹp, giàu ý nghĩa.
Hiện tại, nét đẹp này đã dần mai một do cuộc sống bận rộn. Mọi người thường mua bánh hoặc luộc bánh ban ngày. Hình ảnh quây quần bên bếp lửa nướng khoai, nướng ngô đã không còn thấy nhiều như trước nữa.

>> Xem thêm: 10 mẫu bàn thờ gia tiên đẹp và trang trọng, thành kính.

Đi chợ Tết - điều không thể thiếu trong văn hóa thờ cúng ngày Tết ở Việt Nam

Khác với những phiên chợ thường ngày, chợ Tết đặc biệt sôi nổi với những mặt hàng đa dạng. Trước đây, mọi người thường đi chợ Tết để tích trữ thực phẩm đủ dùng cho 5 ngày. 


Nhưng hiện tại, siêu thị và chợ hoạt động cả năm, việc đi chợ Tết chỉ đơn thuần là việc mua sắm cuối năm và tận hưởng không khí mùa xuân mà thôi. Việc tụ họp ở chợ với không khí sôi động sẽ khiến mọi người cảm nhận hương vị ngày Tết theo cách tuyệt vời nhất.

Làm lễ cúng tổ tiên và đón giao thừa

Thời khắc chuyển giao, mọi người đều hướng lòng thành của mình về với gia đình và tổ tiên. Đây chính là thời khắc quan trọng để cúng bái, tỏ lòng biết ơn.
Phút giao thừa cũng là thời khắc đặc biệt thiêng liêng. Cả gia đình sẽ cùng nhau quây quần, đón những phút đất trời giao hòa và tiễn biệt năm cũ đã qua.


Tùy gia đình cũng như phong tục, cách lựa chọn mâm cúng, lễ cúng có nhiều khác biệt. Mọi người cũng nên suy xét điều kiện kinh tế của gia đình mình để có được mâm cúng phù hợp. Bạn hãy nhớ, quan trọng nhất trong lễ cúng này chính là lòng thành của mọi người đối với tổ tiên mà thôi.

Xông đất đầu năm

Khi thời khắc giao thừa chạm ngõ, năm cũ kết thúc và năm mới đến trước nhà. Gia chủ thường lựa chọn một vị khách quý hợp tuổi, mời họ đến nhà trong thời khắc đó. Đấy chính là tục xông đất đầu năm đã có từ xa xưa.


Tính cách, cuộc sống, công việc của người xông đất năm mới cũng được gia chủ lựa chọn rất kỹ lưỡng. Vì cuộc đời của họ chính là tượng trưng cho mong cầu năm mới an bình, thuận lợi, hạnh phúc của gia chủ.

Mua quần áo mới diện Tết

Trước đây, khi nền kinh tế khó khăn thì việc mua quần áo của người Việt Nam vốn không phải dễ. Chính vì vậy, mọi người thường lựa chọn thời điểm Tết đến xuân về may áo mới.


Điều này không chỉ đơn giản là chuẩn bị thêm trang phục. Việc này còn tượng trưng cho mong cầu về một năm mới đầy những điều tốt đẹp và sung túc trong cuộc sống của mìn.
Hiện tại, việc mua sắm quần áo đã không còn khó khăn như trước. Tuy nhiên, mọi người vẫn giữ phong tục may hoặc mua đồ để mặc trong những ngày Tết của mình.

>>> Xem thêm: CÁc loại nhang dùng trong thờ cúng.

Dựng cây nêu năm mới

Xét văn hóa thờ cúng ngày Tết ở Việt Nam, dựng cây nêu là một phong tục độc đáo. Tương truyền, những ngày năm mới ma quỷ sẽ lên dương gian phá rối cuộc sống của người trần.


Khi đó, các gia đình sẽ cùng nhau dựng cây nêu. Đây giống như một cách đánh dấu nhà có chủ, ngăn không cho ma quỷ đến quấy nhiễu gia đình của mọi người.
Cây nêu vốn là một cây tre có chiều cao từ 5 đến 6m. Ở ngọn cây treo các loại giấy vàng bạc, bùa trưc tà, bầu rượu và đèn lồng. Vừa có tác dụng xua đuổi tà ma, chúng vừa mang ý nghĩa soi đèn để về nhà ăn Tết.

Đi chùa đầu năm

Trong văn hóa tâm linh, việc đi lễ chùa những ngày đầu năm mới đặc biệt quan trọng. Mọi người sẽ đi chùa để bày tỏ lòng thành của mình đối với Đức Phật cũng như tổ tông. Việc này cũng giúp mọi người gột rửa những muộn phiền năm cũ, giữ tâm thanh tịnh để có cuộc sống năm mới tốt đẹp hơn.

Hái lộc đầu xuân

Vào thời khắc giao thừa hoặc đêm hôm sau, người Việt thường cùng gia đình hoặc bạn bè của mình đi hái lộc. Ý nghĩa của những nhánh lộc đầu xuân đó chính là mong cầu, rước lộc từ ngoài đường mang về nhà để cả năm may mắn.

Xuất hành

Vào ngày mồng 1, mọi người thường chú trọng trong việc xuất hành. Hiểu đơn giản là mọi người sẽ tiến hành xem giờ, xem hướng, chọn phương tiện phù hợp để xuất hành.


Mong muốn của mọi người thông qua việc này chính là lựa chọn được thời điểm tốt nhất để khởi đầu năm mới. Từ đó, cả năm gặp những điều tốt lành, tránh được những điều xấu.

Xin chữ đầu năm

Từ lâu, người Việt đã coi trọng học thức, mong cầu văn võ song toàn. Chính vì vậy, cứ đến đầu năm, mọi người lại cùng nhau đi xin chữ về treo trong nhà. Từ đó, cầu xin trời đất ban cho những điều may mắn và thể hiện sự coi trọng tri thức của cả gia đình.

Mừng tuổi và lì xì

Việc này mang ý nghĩa chúc thọ ông bà cha mẹ. Đồng thời thể hiện mong cầu mọi người đều được hạnh phúc, bình an. Phong bao lì xì đỏ chính là tượng trưng cho tài lộc, sự may mắn của cả người mừng lẫn người nhận.


Hiện tại, việc lì xì đã có nhiều biến tướng khi quá trú trọng vào số tiền bên trong phong bao. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những nét đẹp văn hóa khó lòng thay thế trong văn hóa ngày Tết của người Việt Nam.

Lời kết

Như vậy, bạn đã tìm hiểu về những nét đặc sắc trong văn hóa thờ cúng ngày Tết ở Việt Nam. Nếu bạn đang cần mua đồ thờ cúng, hãy đến với Gốm sứ Cương Duyên để có được những lựa chọn tốt nhất nhé.
Cơ Sở Sản Xuất Gốm Sứ Cương Duyên:

  • Xưởng chế tác: Lô A51, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
  • Showroom: K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0914 271 092
  • Email liên hệ: cuongduyen.vn@gmail.com
GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại