Ý nghĩa hình tượng Quan Công, vị trí trưng bày theo phong thủy

16/12/2020
Nguyễn Minh Đức
Đã copy link

Quan Công là một trong những nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm văn học Tam Quốc Diễn Nghĩa. Hình ảnh ông xuất hiện ở rất nhiều khu vực thờ cúng tâm linh. Vậy ý nghĩa hình tượng Quan Công trong phong thủy là gì và cần lưu ý gì khi trưng bày tượng? Cùng dothomenlam.com khám phá trong bài viết sau nhé.

Ý nghĩa hình tượng Quan Công

Quan Công tên thật là Quan Vũ, quê quán ở Nam Chương, Tương Dương, Hồ Bắc, Trung Quốc. Dưới thời nhà Thục Hán, ông đã trở thành một vị tướng giỏi, đứng đầu trong giới ngũ hổ tướng. Vũ khí quyền lực luôn bên cạnh ông trong những trận chiến là một thanh đao to lớn nặng tới 50kg, có tên là Thanh Long Yển Nguyệt.

Bên cạnh đó, khi nhắc tới hình ảnh Quan Công, người ta còn nghĩ ngay đến hình ảnh ngựa xích thố - một người bạn gắn liền với ông trong suốt cuộc đời. Theo tương truyền của dân gian, Quan Công là người có tính hào hiệp trượng nghĩa, luôn đứng ra bênh vực kẻ yếu hơn mình. 

Sau nhiều năm lưu lạc giang hồ, ông kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị và Trương Phi. Đây là bộ ba huynh đệ lưu dấu rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật từ xa xưa. Ngày nay, nhiều nơi thờ và trưng bày tượng Quan Công với mong ước được ông che chở, bảo vệ, từ đó có được cuộc sống bình an và phước lành. 

Ngoài ra, tượng Quan Công còn đại diện cho tình cảm gia đình khắng khít, bền chặt, cũng như ngăn chặn hiệu quả tà ma ngoại đạo xâm nhập vào nhà.

Hình 1: Hình tượng Quan Công tượng trưng cho sự hóa giải sát khí, giúp gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, tình cảm lẫn công việc.

Giải mã ý nghĩa các hình tượng Quan Công trong phong thủy

Mỗi bức tượng Quan Công ở tư thế khác nhau sẽ biểu thị cho một ý nghĩa sâu xa. Vì thế trước khi trưng bày tượng, bạn nên hiểu rõ ẩn ý bên trong của từng bức tượng nhé:

Tượng Quan Công đọc sách

Hình ảnh tượng Quan Công đọc sách xảy ra vào thời điểm ông đang ở Tào doanh thuộc địa phận của Tào Tháo. Lúc này vì muốn gây mâu thuẫn giữa ông và người anh em kết nghĩa Lưu Bị, Tào Tháo đã sắp xếp cho ông ở cùng với hai người vợ của Lưu Bị. 

Thế nhưng, trái ngược với suy nghĩ không đứng đắn của Tào Tháo, Quan Công điềm nhiên châm đuốc ngồi đọc sách Xuân Thu. Chứng kiến sự kiện này, Tào Tháo vô cùng kính phục ông. Và dĩ nhiên hình tượng Quan Công đọc sách chính là muốn thể hiện ý chí sắt đá, sự kiên quyết không gì có thể thay đổi được.

Hình 2: Tượng Quan Công đọc sách rất được yêu thích 

Tượng Quan Công chống đao

Chỉ cần nhìn tượng Quan Công chống đao là đủ để ngập tràn trong khí chất hào hùng, uy dũng của ông. Hình ảnh này khiến người ta nghĩ ngay tới dáng vẻ không bao giờ đầu hàng và khuất phục trước sóng gió dù lớn đến mấy. Với một sức chiến đấu mãnh liệt như thế, tượng Quan Công chống đao thực sự là lựa chọn tuyệt vời để trưng bày trong văn phòng công ty hoặc những người làm lãnh đạo.

Tượng Quan Công hàng Long

Tượng Quan Công hàng Long thể hiện sức mạnh phi thường của con người. Thông qua hình ảnh thu phục rồng, Quan Công càng khẳng định sức mạnh, ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Tượng Quan Công cưỡi ngựa xích thố

Như đã đề cập ở trên, ngựa xích thố luôn đi cùng với hình ảnh Quan Công. Trên tay Quan Công là thanh long đao uy dũng, cưỡi trên lưng ngựa với ngụ ý nhắc nhở mọi người hãy không ngừng phấn đấu, cố gắng, có như thế mới gặt hái được quả ngọt trong tương lai.

Hình 3: Tượng Quan Công cưỡi ngựa xích thố đầy mạnh mẽ, oai phong, thể hiện một ý chí chiến đấu không ngừng.

Vị trí trưng bày tượng Quan Công

  • Đặt tại phòng khách: Việc bố trí tượng Quan Công ở phòng khách, đối diện với cửa ra vào sẽ vô cùng phù hợp với phong thủy. Bởi lẽ mục đích của hướng trưng bày này không chỉ giúp trấn giữ, ngăn chặn hung khí, sát khí vào nhà, mà còn cải thiện được đáng kể tà ma ngoại đạo xâm nhập cho nhà nằm ở hướng xấu.
  • Đặt sau lưng bàn làm việc: Cách đặt tượng Quan Công này sẽ giúp bạn thuận lợi trong công việc kinh doanh làm ăn. Với một vị thần luôn quan sát từ đằng sau, có thể giúp gia chủ tránh được việc bị tiểu nhân hãm hại.
  • Đặt ở hướng Tây Bắc: Với hướng đặt tượng Quan Công này, bạn cần chú ý xoay mặt tượng ra cửa. Có như vậy ông mới hỗ trợ, canh giữ những người ra vào nhà giúp gia chủ.

Những lưu ý cần tránh khi đặt tượng Quan Công trong nhà

  • Tuyệt đối không chọn bừa một vị trí để đặt tượng Quan Công, vì ông đóng vai trò như một vị thần trong nhà nên hãy cân nhắc hướng tốt thật kỹ.
  • Tránh đặt tượng xuống nền đất hoặc những nơi ẩm thấp, tối tăm vì đó là hành động bất kính.
  • Tuyệt đối không đặt tượng ở những khu vực thiếu sự trang nghiêm như nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ, nhà vệ sinh… Không chỉ thế, những bức tường tiếp giáp với các nơi này cũng cần tránh ra để không làm ảnh hưởng tới yếu tố phong thủy.
  • Chú ý không bảo quản tượng Quan Công trong các tủ kính kín đáo, hoặc két sắt vì sẽ làm mất đi ý nghĩa hấp thụ vận may, vận khí tốt, đẩy lùi tà ma ngoại đạo.

Xem thêm:

Bài viết trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa hình tượng Quan Công, kèm theo một số chú ý quan trọng cần kiêng kỵ để đảm bảo tính phong thủy, tâm linh nhé.

GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
Sứ hạng sang - Lam huyền thoại